190
/
101009
Trẻ em có rối loạn tâm thần và những mối nguy tự gây thương tích
tre-em-co-roi-loan-tam-than-va-nhung-moi-nguy-tu-gay-thuong-tich
news

Trẻ em có rối loạn tâm thần và những mối nguy tự gây thương tích

Thứ 4, 25/11/2020 | 11:46:51
922 lượt xem

Trẻ em là đối tượng phát triển tâm sinh lý chưa hoàn thiện nên dễ gặp những rối loạn tuổi học đường. Nếu không phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn.

Các chuyên gia chia sẻ tại buổi hội thảo. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 20% trẻ em và vị thành niên có rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ tuổi 14. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên. Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở lứa tuổi 15-19.

Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ mắc bệnh trầm cảm đến điều trị. 

Các bác sỹ cảnh báo phụ huynh cần có sự quan sát, theo dõi sát sao những biến đổi tâm lý ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên ở nhà, ở trường hoặc trong các tình huống xã hội khác vì nhiều trẻ em trải qua nỗi sợ hãi và lo lắng, hoặc có các hành vi gây rối do rối loạn tâm thần.

Trẻ tự tử vì bị rối loạn tâm thần

Tại hội thảo rối loạn tâm thần tuổi học đường, tiến sỹ Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết vào tháng 9/2020, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận trẻ nữ 13 tuổi bị cô giáo phê bình ở trên lớp nói chuyện làm việc riêng. Em học sinh này cho rằng mình không làm điều này. Trước đó, gia đình em cũng có một chút bất ổn từ lâu. Vì thế, khi cô giáo yêu cầu em phải làm bản kiểm điểm khiến em này thắt cổ tự tử.

“Bé gái được đưa đến bệnh viện trong tình trạng phải thở oxy và đã quá muộn, chúng tôi không thể cứu được cháu bé,” bác sỹ Loan cho hay.

Hiện nay, tại Khoa Sức khỏe Vị thành niên đang điều trị cho một bé gái 13 tuổi. Cô bé không hợp bố mẹ và chỗ dựa tinh thần chính là anh trai. Nhưng cách đây đôi tháng, người anh trai đã sang nước ngoài học tập khiến bé gái bị chuếnh choáng, rơi vào trạng thái trầm cảm và từng có ý tưởng tự sát.

Hiện khoa đã làm can thiệp tâm lý cho trẻ và nhận được thông tin gia đình có phản hồi tâm trạng của trẻcải thiện tốt hơn, điểm một số môn tốt hơn.

Bác sỹ Đỗ Minh Loan phân tích rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em được coi là sự chậm trễ hoặc gián đoạn trong việc phát triển tư duy, hành vi, kỹ năng xã hội hoặc điều chỉnh cảm xúc phù hợp với lứa tuổi.

Những vấn đề này khiến trẻ em lo lắng và làm gián đoạn khả năng hoạt động tốt của trẻ ở nhà, ở trường hoặc trong các tình huống xã hội khác. Nhiều trẻ em thỉnh thoảng trải qua nỗi sợ hãi và lo lắng, hoặc các hành vi gây rối. 

Những yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn tâm thần của trẻ em và vị thành niên như căng thẳng học tập, thiếu sự hỗ trợ, môi trường học đường bất ổn. Đặc biệt, khi gặp trở ngại trong các mối quan hệ tình cảm, sự thay đổi tâm lý, dậy thì trong giai đoạn học đường; thiếu phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và trường học cũng gây nên tình trạng trên. 

Không xem nhẹ những biến đổi tâm lý của trẻ

Giáo sư Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ rõ trẻ em là đối tượng phát triển tâm sinh lý chưa hoàn thiện nên dễ gặp những rối loạn tuổi học đường. Nếu không phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn, học hành sút kém, rối loạn hành vi và rối loạn về tâm thần.

Tre em co roi loan tam than va nhung moi nguy tu gay thuong tich hinh anh 2Giáo sư Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Các khu vực đại diện cho khu vực phía Bắc như Mường Khương, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu và một số tỉnh đồng bằng bắc bộ và đặc biệt là vùng Hà Nội đều ghi nhận tình trạng này. Điều này đòi hỏi các bác sỹ y khoa phải có kiến thức về tâm lý, tâm thần của trẻ em và đặc biệt là ở lứa tuổi học đường để can thiệp cho các em.

Đặc điểm rối loạn tâm thần học đường thường gặp gồm rối loạn lo âu và rối loạn tăng động giảm chú ý. 

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều gia đình khi đưa các cháu đến khám đều cho rằng con mình không có vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng thực tế, khi làm việc với các em nhỏ, các bác sỹ mới nhận ra rất nhiều điều bất ổn như stress, sang chấn tâm lý từ chính môi trường học tập và cuộc sống gia đình của các em. Hầu hết các ca đến khám tại khoa đều ở trong tình trạng mắc các rối loạn tâm lý vừa và nặng.

Các phát hiện từ các nghiên cứu dịch tễ học của các quốc gia có thu nhập cao cho thấy tỷ lệ mắc 8-18% đối với các rối loạn tâm thần ở trẻ em ở độ tuổi đi học.

Theo nghiên cứu gần đây nhất, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần giao động từ 8-29% ở trẻ em và vị thành niên. Trong đó, Rối loạn tăng động/giảm chú ý chiếm 14%; Rối loạn cảm xúc: 11%; Rối loạn ứng xử: 9%. 5% trong 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý là trẻ dưới 18 tuổi (50% là trẻ dưới 16 tuổi).

Tre em co roi loan tam than va nhung moi nguy tu gay thuong tich hinh anh 3

Năm 2019, Bệnh viện Nhi Trung ương có tiến hành một cuộc khảo sát với 834 học sinh tại Hà Nội và 726 học sinh tại Hưng Yên cho thấy, tỷ lệ trầm cảm với các mức độ khác nhau ở Hà Nội là 31% và Hưng Yên là 18%; Tỷ lệ lo âu tại Hà Nội là 42% và Hưng Yên là 36%; Tỷ lệ trẻ stress tại Hà Nội là 38% và Hưng Yên là 21%.

Bác sỹ Loan cho biết: “Chúng tôi đánh giá, ở các khu đô thị lớn, tỷ lệ rối loạn tâm thần có vẻ có xu hướng cao hơn ở tỉnh, thành khác. Trẻ nữ tỷ lệ lo âu trầm cảm, sang chấn tâm lý cao hơn so với trẻ nam. Trẻ trong gia đình có mâu thuẫn, tỷ lệ rối loạn cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp.” 

Hiện nay, một số trường học đã có Phòng tham vấn tâm lý học đường với các cán bộ tâm lý có khả năng hỗ trợ các vấn đề tâm lý không quá phức tạp, giúp các em học sinh được tiếp cận với các chương trình phòng ngừa sớm và ngay tại trường học. Vì vậy, các mạng lưới tâm lý học đường được kết nối với các cơ sở y tế.

Bác sỹ Loan cũng khuyến cáo phụ huynh không nên xem nhẹ những biến đổi tâm lý của trẻ em nhiều khi là do phản ứng thái quá vì căng thẳng hoặc cho rằng đó là tâm lý tuổi dậy thì, đến khi trẻ có những phản ứng gây nguy hiểm cho tính mạng thì can thiệp quá muộn. Do vậy, việc phát hiện, điều trị giúp các em vượt qua những rối loạn đòi hỏi sự quan tâm sát sao của các bậc phụ huynh./.

Theo Thùy Giang (Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/tre-em-co-roi-loan-tam-than-va-nhung-moi-nguy-tu-gay-thuong-tich/678654.vnp

  • Từ khóa

Loại củ thường có trong bếp tác dụng không ngờ đối với sức khỏe nam giới

Từ tăng cường khả năng miễn dịch, giảm cholesterol xấu, bảo vệ gan, đến làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer, ngăn ngừa ung thư, có thể nói tỏi là...
13:12 - 25/04/2024
27 lượt xem

Một triệu chứng sau bữa nhậu chứng tỏ gan, thận đang cầu cứu

Tuy đây thường được coi là một hiện tượng tạm thời, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đau lưng sau khi nhậu có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe...
11:08 - 25/04/2024
82 lượt xem

Bệnh nào cần tránh ăn ớt?

Ớt không chỉ được biết đến với vị cay hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất chống ô xy hóa dồi dào. Một trong những dưỡng chất có lợi nhất...
08:17 - 25/04/2024
145 lượt xem

Caffeine trong trà, cà phê có tốt cho xương?

Nghiên cứu gần đây cho thấy trà, cà phê có thể giúp cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
16:59 - 24/04/2024
525 lượt xem

Du lịch nghỉ lễ mùa nóng cần chú ý ăn uống, chống nắng thế nào?

Bác sĩ khuyến cáo du khách cần chú ý việc ăn uống và chống nắng để tận hưởng 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, khi dự báo nắng nóng bao trùm khắp các tỉnh thành...
16:17 - 24/04/2024
523 lượt xem