11
/
101088
Bộ GD-ĐT xử nghiêm đơn vị, cá nhân nếu có liên quan sai phạm tại ĐH Đông Đô
bo-gd-dt-xu-nghiem-don-vi-ca-nhan-neu-co-lien-quan-sai-pham-tai-dh-dong-do
news

Bộ GD-ĐT xử nghiêm đơn vị, cá nhân nếu có liên quan sai phạm tại ĐH Đông Đô

Thứ 5, 26/11/2020 | 16:59:30
791 lượt xem

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân nếu có sai sót, vi phạm liên quan đến vụ Trường ĐH Đông Đô cấp bằng cử nhân tiếng Anh giả.

Bộ GD-ĐT xử nghiêm đơn vị, cá nhân nếu có liên quan sai phạm tại ĐH Đông Đô - Ảnh 1.

Cơ sở 1 Trường ĐH Đông Đô tại 60B Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Liên quan đến vụ Trường Đông Đô cấp bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2), như Tuổi Trẻ đã đưa tin, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã đề nghị truy tố các bị can: Dương Văn Hòa, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô; Trần Kim Oanh, nguyên phó hiệu trưởng; Lê Ngọc Hà, phó hiệu trưởng; Trần Ngọc Quang, phó trưởng phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên; Phạm Vân Thùy, cán bộ nhà trường, cùng 5 người khác.

Theo kết luận điều tra, Trường ĐH Đông Đô chưa được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên từ năm 2015, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô lại được đăng trên Cổng thông tin tuyển sinh của bộ, trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.  

Cơ quan an ninh điều tra xác định các cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 trong khi trường chưa được cho phép đào tạo, là vi phạm quyết định của bộ trưởng về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai.

Tuổi Trẻ đã liên lạc với Bộ GD-ĐT, bộ cho biết cho đến thời điểm hiện tại bộ chưa nhận được văn bản kết luận chính thức của Cơ quan điều tra Bộ Công an về vụ án cấp bằng giả của Trường ĐH Đông Đô. Các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT đang phối hợp Bộ Công an để làm rõ thông tin và bản chất của vụ việc.

Bộ GD-ĐT cũng đã yêu cầu các cơ sở đào tạo sau đại học rà soát lại thông tin về đầu vào và đầu ra của các học viên sau đại học để có căn cứ xử lý. 

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để xác minh thông tin và xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật, đúng thẩm quyền những trường hợp đã sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô; đồng thời cũng sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan nếu có sai sót, vi phạm.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng ban đào tạo đại học và sau đại học (ĐH Quốc gia Hà Nội):

Tự chủ không có nghĩa muốn làm gì cũng được

"Vụ việc Trường ĐH Đông Đô là lời cảnh tỉnh cho các cơ sở giáo dục đại học, cũng như người học, nếu cấp chứng chỉ giả, sử dụng bằng giả sẽ tự mình đánh mất uy tín.

Nhưng thông qua vụ việc này tôi cũng thấy có một vấn đề, đó là việc đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam cả cấp phổ thông và đại học hiện nay chưa tốt. Học sinh tốt nghiệp phổ thông, cũng như sinh viên tốt nghiệp đại học rất ít em đạt tiêu chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Yêu cầu đầu vào cho nghiên cứu sinh phải có chứng chỉ B2 là đúng, tuy nhiên để được như vậy cần có lộ trình.

Thực tế đào tạo tại ĐH Quốc gia Hà Nội tôi thấy có rất nhiều em đến từ khu vực nông thôn học rất giỏi, chỉ có tiếng Anh hơi kém do trường THPT dạy chưa tốt, hoặc vì điều kiện khó khăn không thể học thêm tiếng Anh. Nhưng vì các em ấy có năng lực thật sự nên chỉ cần có thời gian là sẽ bù đắp được. Ngoài ra có nhiều chuyển tiếp sinh (tức diện sinh viên làm nghiên cứu sinh) có khả năng đọc tài liệu tiếng Anh để làm nghiên cứu, nhưng nói không tốt, nên chưa thể có bằng B2 ngay. Do đó ĐH Quốc gia Hà Nội có chính sách cho các chuyển tiếp sinh nợ bằng tiếng Anh.

Nếu không làm như vậy thì nhiều em có năng lực nghiên cứu nhưng chưa có bằng B2 tiếng Anh sẽ bỏ ra ngoài đi làm, chỉ làm vài năm là các em không muốn quay trở lại nghiên cứu nữa.

Nên chăng Bộ GD-ĐT điều chỉnh lại yêu cầu đầu vào ngoại ngữ là B1, đầu ra là B2 thì tốt hơn. Hiện nay vì không thể đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT nên nhiều người đã tìm cách lách luật. Không lấy được chứng chỉ quốc tế thì họ xoay ra lấy văn bằng 2 tiếng Anh.

Qua vụ việc này, tôi thấy cần đặt ra vấn đề nâng cao việc đào tạo tiếng Anh ở các cấp học, cần phải thắt chặt kỷ cương đối với các cơ sở giáo dục đại học, giao cho tự chủ không có nghĩa là muốn làm gì cũng được, tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình".


Theo Ngọc Diệp/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/bo-gd-dt-xu-nghiem-don-vi-ca-nhan-neu-co-lien-quan-sai-pham-tai-dh-dong-do-20201126094540923.htm



  • Từ khóa

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
291 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
408 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
449 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
493 lượt xem

Trường học không bàn ghế tại New Zealand

Trường học thiên nhiên đang trở nên phổ biến tại New Zealand, giúp trẻ phát huy những kỹ năng cần thiết cho xã hội trong tương lai.
09:31 - 18/04/2024
1,018 lượt xem