11
/
111588
Phát triển xã hội học tập là phát triển nguồn lực đặc biệt của quốc gia
phat-trien-xa-hoi-hoc-tap-la-phat-trien-nguon-luc-dac-biet-cua-quoc-gia
news

Phát triển xã hội học tập là phát triển nguồn lực đặc biệt của quốc gia

Thứ 6, 18/06/2021 | 16:12:22
199 lượt xem

Phát triển xã hội học tập là phát triển nguồn lực đặc biệt của quốc gia - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh điều này tại hội nghị tổng kết Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” sáng 18/6.


 - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị tổng kết Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”.Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị tổng kết Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”.

Theo Bộ trưởng, xây dựng xã hội học tập là một chủ trương, một công việc rất lớn, rất quan trọng của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội; trong đó Bộ GD&ĐT có vai trò nòng cốt.

Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” sau 8 năm triển khai đã đạt được kết quả quan trọng, đáng khích lệ. Những kết quả đó cho thấy chủ trương lớn, được ban hành kịp thời, của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã đi vào thực tiễn. Trong thời gian tới, công việc này cần triển khai mạnh mẽ, sâu rộng hơn; điều chỉnh phương pháp; thay đổi từ nhận thức đến hành động để có thể triển khai tốt hơn trong thời gian tới.

“Phát triển xã hội học tập là phát triển nguồn lực đặc biệt của quốc gia” - nhấn mạnh điều này, Bộ trưởng cho rằng, trách nhiệm của chúng ta là phát triển một xã hội hiếu học, một xã hội biết học, biết tạo ra những nhu cầu học tập, và có đầy đủ khả năng thoả mãn mọi nhu cầu học tập; trong đó tập hợp những cá nhân, thành viên hiếu học.

Nhìn ở tầm vĩ mô, theo Bộ trưởng, công việc của Bộ GD&ĐT và các bộ ngành khác, trên cương vị quản lý nhà nước và hoạt động tổ chức xã hội, thực chất chỉ làm 2 công việc quan trọng nhất. Đó là thúc đẩy, khuyến khích, gia tăng nhu cầu học tập và bằng mọi cách thoả mãn tất cả nhu cầu học tập đó.

Hai việc này được đẩy mạnh, chúng ta sẽ có một xã hội học tập rất năng động. Và đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi, học qua mọi phương tiện, học mọi nội dung… chính là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, với sự phối hợp, hỗ trợ, đồng hành của các bộ, ban, ngành, đoàn thể…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập” giai đoạn 2012 - 2020.

Nói về những công việc trong tâm trong thời gian tới, Bộ trưởng đề cập đầu tiên đến việc cần xác định thật rõ vai trò của các thành tố và các bên liên quan đến công cuộc phát triển xã hội học tập. Trong đó thông qua hệ thống truyền thông, hoạt động xã hội, đoàn thể. Trong các khâu cần đẩy mạnh, tác động, dẫn dắt, vai trò của cá nhân trong phát triển xã hội học tập là vô cùng quan trọng. Mỗi người cần nhận thức được nhu cầu học tập để tự phát triển bản thân. Từng cá nhân phải được hỗ trợ, thúc đẩy, ghi nhận trong phát triển học tập.

Cùng với đó, các cơ sở giáo dục phải đóng vai trò nòng cốt; các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển xã hội học tập.

“Nếu không có sự vào cuộc, tham dự, nhìn nhận đúng vai trò của doanh nghiệp thì xã hội học tập sẽ thiếu đi một động lực vô cùng quan trọng. Hiện nay, tri thức ngày càng rộng lớn, kỹ năng chúng ta cần ngày càng phong phú, nghề nghiệp mới sinh ra mỗi ngày. Nếu chỉ trông chờ vào đào tạo 3-4 năm trong trường đại học, hay thời gian ngắn trong trường nghề và nghĩ rằng người học ra trường phải làm được ngay, làm đúng nghề - quan điểm đó cần được điều chỉnh.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập” giai đoạn 2012 - 2020.

Hệ thống trường đại học và các trường nghề cũng hướng đến trang bị kiến thức căn bản, cốt lõi, khả năng tự học, khả năng thích ứng; nhưng không có những chương trình trang bị tất cả mọi thứ như doanh nghiệp mong muốn.

Do đó, doanh nghiệp phải tham dự đào tạo cùng, đào tạo tiếp; cùng các trường đào tạo nhân lực mang tính cá biệt cho nhu cầu riêng của đơn vị, doanh nghiệp. Sức sống của một doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đầu tư cho việc học của nhân viên như thế nào” - Bộ trưởng phân tích.

Về công việc trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT rà soát các mô hình để đánh giá hiệu quả mô hình hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, để củng cố từng thành tố tham gia phát triển xã hội học tập.

Cùng với đó, chọn một số việc ưu tiên, tập trung làm tốt, như: xoá mù chữ; phát triển hệ thống đào tạo từ xa; tăng cường hiệu quả của hệ thống khuyến học; tăng cường các hoạt động truyền thông và định hướng xã hội đối với việc học tập; gia tăng nguồn tài nguyên, dữ liệu số phục vụ việc học tập thường xuyên... Những viêc này sẽ được Bộ GD&ĐT đưa vào trong Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn tiếp theo. Việc tận dụng những lợi thế của thời kỳ chuyển đổi số, của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cho xây dựng và phát triển xã hội học tập cũng sẽ được lưu ý trong thời gian tới.

Khả năng tự học; tự tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân là năng lực, kỹ năng “gốc” , nền tảng, để trang bị mọi kỹ năng khác. Một dân tộc thiếu đi những con người biết học tập, dân tộc đó thiếu năng lực để giải quyết các vấn đề của mình. Một xã hội học tập tốt cũng được xem là một nguồn lực của quốc gia; nên phát triển xã hội học tập là phát triển cho một nguồn lực đặc biệt của quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.


Theo Hiếu Nguyễn/GD&TĐ (Ảnh: Thế Đại)

https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/phat-trien-xa-hoi-hoc-tap-la-phat-trien-nguon-luc-dac-biet-cua-quoc-gia-83LVsJg7g.html

  • Từ khóa

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
221 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
339 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
376 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
428 lượt xem

Trường học không bàn ghế tại New Zealand

Trường học thiên nhiên đang trở nên phổ biến tại New Zealand, giúp trẻ phát huy những kỹ năng cần thiết cho xã hội trong tương lai.
09:31 - 18/04/2024
948 lượt xem