19
/
61144
Đầu tư trở lại cho nhạc thiếu nhi
dau-tu-tro-lai-cho-nhac-thieu-nhi
news

Đầu tư trở lại cho nhạc thiếu nhi

Thứ 4, 16/05/2018 | 13:45:29
613 lượt xem

Chuyên nghiệp, hiện đại, mang sắc màu mới mẻ, những ca khúc thiếu nhi quen thuộc sống lại với diện mạo thu hút hơn xưa

Ca khúc thiếu nhi bây giờ phải trong sáng, hợp lứa tuổi nhưng cũng cần thể hiện sự hợp thời. Trong ảnh: Tiết mục trình diễn của Thiên Khôi

Hàng loạt dự án âm nhạc liên quan đến thiếu nhi đã và sẽ ra mắt công chúng. Những ca khúc thiếu nhi quen thuộc được khoác những "chiếc áo" mới chuyên nghiệp, mang lại cảm xúc thú vị cho người nghe.

Mang hơi thở hiện đại

Những bài hát cho trẻ em này đều có giai điệu vui tai, ca từ đơn giản nhưng được viết bằng các thể loại nhạc mới như EDM, hip hop, rock và cả nhạc kịch. Liên khúc Trung thu gồm các ca khúc: "Tết trung thu" - "Tết suối hồng" - "Ánh trăng trẻ thơ" do Lân Nhã, Văn Mai Hương thể hiện theo phong cách R&B rap rất đáng yêu. Sự trong sáng rất trẻ thơ vốn có của các ca khúc này được biểu hiện qua hơi thở đương đại, phù hợp với thẩm mỹ thưởng thức của đại đa số công chúng trẻ hiện nay. Điều này lý giải vì sao liên khúc này gây sốt khi ra mắt.

Một trong những album nhạc thiếu nhi gây chú ý thời gian gần đây là "Friend", do những "phù thủy âm nhạc": Touliver, Justatee, ban nhạc rock Microwave sản xuất với sự tham gia biểu diễn của Hiền Thục và các giọng ca nhí Thiên Tùng, Gia Khiêm, Thiên Khôi, Bảo An… 12 ca khúc trong album đã phản ánh thế giới tuổi thơ với những tâm tư, thắc mắc không lời đáp của các em trong cuộc sống hiện tại. Âm nhạc mang đậm sắc màu hiện đại, đầy chất trẻ trung nhưng vẫn giữ được vẻ hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ.

Live show nhạc thiếu nhi mang tên "Gia đình nhỏ hạnh phúc to" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung thực hiện, sẽ diễn ra ngày 20-5 tại Nhà hát Bến Thành (TP HCM), là một trong những sự kiện cho thấy sự hồi sinh của nhạc thiếu nhi. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết: "Tôi muốn các bé được sống trong môi trường âm nhạc đúng nghĩa dành cho thiếu nhi, vô tư, trong sáng, gần gũi với đời sống và có tính giáo dục, để chúng không phải nghe những bản nhạc não tình của người lớn".

Cũng với mục đích đó, ca sĩ Vy Oanh vừa hoàn thành kênh YouTube thiếu nhi mang tên VOITV, sẽ chính thức phát sóng vào ngày 21-5. VOITV dạy tiếng Việt và kỹ năng sống cho trẻ thông qua âm nhạc. Chương trình này được xây dựng gồm nhiều chuyên mục: Dạy học qua bài hát độc quyền, nhạc tập thể dục buổi sáng, kể chuyện cho trẻ nghe, nhạc ru ngủ phát triển trí não… Tất cả bài hát đều do Vy Oanh sáng tác và dàn dựng.

Lấp dần khoảng trống

Thị trường nhạc Việt hiện chia thành 2 phân khúc rõ rệt: nhạc người lớn và nhạc thiếu nhi rất cũ. Ông Faisal Khan, nhà sản xuất âm nhạc nước ngoài muốn xâm nhập thị trường nhạc Việt thông qua việc thành lập Công ty Âm nhạc 1F2N Pictures, cũng nhận ra: "Những khán giả nhí 8-16 tuổi hiện tại có quá ít món giải trí chất lượng phù hợp để lựa chọn. Các em hầu như chỉ có 2 lựa chọn để nghe và xem, một là nội dung quá "mẫu giáo" so với các em, hai là dành cho người trưởng thành…".

Thực tế, những ca khúc dành riêng cho lứa tuổi này cũng cực kỳ khan hiếm. Trong các khu vui chơi của trẻ, vỏn vẹn vài bài hát được lặp đi lặp lại đến mòn tai. Còn trong những cuộc thi âm nhạc thực tế trên sóng truyền hình, thí sinh trẻ tuổi chỉ toàn chọn những bài hát dành cho người lớn.

Việc lấp đầy khoảng trống này để các em có những ca khúc "bắt tai", phù hợp với lứa tuổi là vấn đề từng được thảo luận nhiều lần nhưng tình hình vẫn chưa khởi sắc. Đây cũng là lý do vì sao khi đến Việt Nam, Công ty 1F2N đã thay đổi mục đích từ làm phim sang khai thác thị phần nhạc thiếu nhi. 

Viết nhạc thiếu nhi rất khó

Theo giới chuyên môn, viết nhạc thiếu nhi thật sự khó hơn viết nhạc tình. Bởi lẽ, viết nhạc tình chỉ đơn giản là nêu ra cảm xúc của chính mình. Trong khi đó, nhạc thiếu nhi phải viết bằng góc nhìn của trẻ với thế giới này, có giai điệu phù hợp, gây hứng thú cho các em nhưng lại phải ẩn chứa những bài học ý nghĩa về cái hay, cái đẹp dưới nhân sinh quan của người lớn để định hướng giá trị chân - thiện - mỹ.

Nhiều nhạc sĩ cho rằng để tìm được sự đồng cảm của trẻ, cách tốt nhất là lắng nghe chân thành, hiểu được tâm tư, suy nghĩ của các em. Các nhạc sĩ không muốn chỉ cầm bút lên và cứ thế sáng tác. Họ muốn tạo ra âm nhạc thật sự để kết nối với khán giả của mình. Khán giả sẽ đi tìm bản thân qua ngôn từ, giai điệu và hình ảnh của một bài hát. Chỉ có âm nhạc làm được điều ấy. "Vậy nên, dù viết ca khúc mới hay làm lại những ca khúc cũ cũng phải thể hiện được thế giới mà những đứa trẻ đang sống. Đó là sự bắt nhịp với thời đại" - nhà sản xuất Hoàng Touliver bày tỏ.



Theo Thùy Trang/ NLĐ

  • Từ khóa

Người nước ngoài yêu Hà Nội vì những điều đáng ngạc nhiên

Với rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam, Hà Nội là nơi họ không thể bỏ qua.
07:18 - 19/03/2024
87 lượt xem

Đà Lạt: Hàng chục dự án 'dính' vùng I thắng cảnh hồ Tuyền Lâm

Ngày 17.3, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã giao Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia (KDLQG) hồ Tuyền Lâm chủ trì phối hợp Sở VH-TT-DL và các đơn vị, địa...
15:56 - 18/03/2024
454 lượt xem

"Hợp ca Quê hương" tham dự Liên hoan Hợp xướng Paris

Liên hoan Hợp xướng quốc tế Paris lần thứ 26-2024, diễn ra ngày 16-3 tại Paris - Pháp, là cuộc hội ngộ của những người yêu nghệ thuật hợp xướng.
15:25 - 18/03/2024
455 lượt xem

'Dune 2' đạt 500 triệu USD, Việt Nam vào top 5 doanh thu 'Kung Fu Panda 4'

Dune: Part Two (Dune 2) của đạo diễn Denis Villeneuve đang thu về 500 triệu USD trên toàn cầu; trong đó, cuối tuần qua, thị trường nước ngoài đã mang về...
14:31 - 18/03/2024
495 lượt xem

Bộ Văn hóa: Xin cấp phép thi người đẹp ở địa phương mất nhiều thời gian

Đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) thẳng thắn chỉ ra một số vướng mắc, bất cập trong các quy định xin cấp phép các cuộc thi người đẹp,...
12:46 - 18/03/2024
512 lượt xem