19
/
61215
Nữ quyền và làn sóng châu Á tại LHP Cannes
nu-quyen-va-lan-song-chau-a-tai-lhp-cannes
news

Nữ quyền và làn sóng châu Á tại LHP Cannes

Thứ 6, 18/05/2018 | 08:06:18
768 lượt xem

Phụ nữ chiếm ưu thế trong ban giám khảo, các tài năng đến từ châu Á và bộ phim không dự thi nhưng gây “bão” của đạo diễn Đan Mạch Lars von Trier được xem là tâm điểm của Cannes năm nay.

Cảnh trong phim Ash is Purest White ẢNH: IMDB

Liên hoan phim (LHP) Cannes (Pháp) lần thứ 71 sẽ công bố những bộ phim đoạt giải vào tối 19.5 (giờ địa phương). Như thường lệ ban tổ chức vẫn đón chào các bộ phim của những tên tuổi lớn tại hạng mục tranh giải Cành cọ vàng như đạo diễn cựu trào Jean-LucGodard (Pháp) với phim mới nhất The Image Book hay đạo diễn Thổ Nhĩ Kỳ từng đoạt Cành cọ vàng trước đây là Nuri Bilge Ceylan với phim The Wild Pear Tree...

Phụ nữ chiếm ưu thế trong ban giám khảo

Đây là một kỳ LHP hiếm hoi khi chủ tịch ban giám khảo (BGK) là nữ - diễn viên Úc 2 lần đoạt Oscar: Cate Blanchett, và 4 nữ nghệ sĩ khác trong BGK, nhiều hơn so với nam (4 người). 4 nữ giám khảo là đạo diễn Mỹ Ava DuVernay, diễn viên Pháp Léa Seydoux, diễn viên Mỹ Kristen Stewart và ca sĩ Burundi Khadja Nin.

Trong 21 phim tranh giải Cành cọ vàng chỉ có 3 phim do nữ đạo diễn thực hiện. Happy as Lazzaro của nữ đạo diễn người Ý Alice Rohrwacher được báo chí và giới phê bình đánh giá cao khi mô tả đời sống nông thôn khắc nghiệt của nước Ý, chủ đề mà cô cũng từng thành công với phim The Wonders đoạt giải thưởng của BGK LHP Cannes năm 2014. Hai phim còn lại là Girls of the Sun (Eva Husson, Pháp), Capharnaüm (Nadine Labaki, Li Băng).

Trong khi đó, Lars von Trier (Đan Mạch) được xem là một trong những đạo diễn hàng đầu thế giới hiện nay, từng đoạt hầu hết các giải quan trọng tại Cannes, trở lại LHP này sau 7 năm bị “cấm cửa” bởi phát ngôn nhạy cảm của ông về chủ đề Đức Quốc xã. Bộ phim tâm lý, bạo lực kinh khủng The House that Jack Built của Trier tiếp tục chia rẽ khán giả và giới phê bình. Hơn 100 khán giả đã bỏ về giữa chừng do không chịu nổi những cảnh bạo lực, bắn giết trẻ em trong phim. Tuy vậy, được chiếu trong khán phòng lớn đến 2.400 chỗ ngồi, phim vẫn thu hút rất nhiều khán giả xem hết 2 giờ 30 phút và dành 10 phút vỗ tay sau buổi chiếu. Đây không phải lần đầu tiên Lars von Trier gây “bão” tại Cannes. Đạo diễn của những bộ phim đầy khiêu khích như Antichrist, Dogville và Dancer in the Dark từng khiến nhiều khán giả lẫn báo giới không chịu nổi vì những tư tưởng cực đoan và hình ảnh bạo lực mà ông thể hiện trong phim.

Các tài năng đến từ châu Á

6 bộ phim tranh Cành cọ vàng năm nay đến từ châu Á. Lần đầu tiên trong lịch sử LHP Cannes, một bộ phim của đạo diễn Iran được chọn chiếu mở màn đồng thời tranh giải chính thức; đó là tác phẩm Everybody Knows của Asghar Farhadi, vị đạo diễn từng 2 lần đoạt Oscar Phim nước ngoài xuất sắc nhất trong vòng 5 năm qua (phim A Separation và The Salesman). Everybody Knows là phim tâm lý gia đình căng thẳng, đề tài quen thuộc của Farhadi với diễn xuất của cặp đôi ngôi sao - vợ chồng diễn viên Tây Ban Nha Penelope Cruz và Javier Bardem.

Một tác phẩm khác của đạo diễn Iran Jafar Panahi là Three Faces, phim hành trình cảm động giành được nhiều phản hồi tích cực. Jafar Panahi là đạo diễn từng bị chính quyền Iran bỏ tù và cấm làm phim trong vòng 20 năm; nhưng bất chấp điều đó, ông vẫn làm phim trong điều kiện ngặt nghèo, lấy bối cảnh diễn ra hầu hết trên đường phố như Three Faces.

Đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là những gương mặt quen thuộc từng vài lần có phim dự thi và đoạt một số giải cá nhân trước đây. Lee Chang-dong, đạo diễn đến từ Hàn Quốc từng hai lần có phim đoạt giải LHP Cannes là Secret Sunshine (giải Nữ diễn viên xuất sắc) và Poetry (giải Kịch bản xuất sắc). Lần này ông tranh tài với bộ phim Burning, được chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami. Burning chiếu vào tối 16.5, được khen ngợi nồng nhiệt, trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá Cành cọ vàng năm nay. Tuy nhiên, hai bộ phim của hai đồng nghiệp châu Á tên tuổi khác là Ash is Purest White của đạo diễn Giả Chương Kha (Trung Quốc) và Shoplifters của đạo diễn Hirokazu Kore-eda (Nhật Bản) đầy cơ hội đoạt thêm một vài giải cá nhân sau khi nhận được đánh giá tích cực của giới phê bình. Sự phát triển chóng mặt của kinh tế Trung Quốc và thân phận nhỏ bé của con người tiếp tục là chủ đề trung tâm của đạo diễn Giả Chương Kha; trong khi đó, Hirokazu tiếp tục câu chuyện về một gia đình nhỏ của xã hội Nhật Bản đương đại, khi một đứa trẻ được đào tạo để trở thành một tên trộm nhí. Phim Nhật còn lại là Asako I & II của đạo diễn Ryusuke Hamaguchi có nội dung gần giống câu chuyện dân gian VN Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Theo Lê Hồng Lâm/ Thanh Niên

  • Từ khóa

Được ví như 'kho báu ẩn giấu', Sa Pa vào top thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Tạp chí Time Out của Anh đã có bài viết điểm danh 16 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới. Sa Pa vinh dự là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh...
16:46 - 19/03/2024
36 lượt xem

Phở, cơm tấm, bánh mì luôn vào top các món ngon nên ăn khi đến Việt Nam

Trong bài viết mang tên Ăn gì tại Việt Nam?, các chuyên gia của trang ẩm thực Taste Atlas đề xuất 47 món ngon, trong đó có những món là đặc sản vô cùng...
15:35 - 19/03/2024
79 lượt xem

Nỗi buồn của phim cổ trang Việt

Phim truyền hình cổ trang Việt "Duyên tiên tiền định" đã phát sóng tập cuối ngày 15-3 nhưng những ý kiến trái chiều, thảo luận về phim vẫn tiếp diễn trên...
14:59 - 19/03/2024
80 lượt xem

Việt Nam đăng cai Nam vương Thế giới 2024

Sau khi tổ chức thành công những cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế, Hoa hậu Trái đất... Việt Nam tiếp tục được lựa chọn làm nước chủ nhà cuộc thi Nam...
11:59 - 19/03/2024
193 lượt xem

Người nước ngoài yêu Hà Nội vì những điều đáng ngạc nhiên

Với rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam, Hà Nội là nơi họ không thể bỏ qua.
07:18 - 19/03/2024
281 lượt xem