19
/
67260
"Rạch mặt" di tích: Đừng nói xong để đó, than phiền rồi bỏ qua
rach-mat-di-tich-dung-noi-xong-de-do-than-phien-roi-bo-qua
news

"Rạch mặt" di tích: Đừng nói xong để đó, than phiền rồi bỏ qua

Thứ 3, 13/11/2018 | 13:26:49
767 lượt xem

Hành động tưởng chừng như vô hại như khắc tên, bôi bẩn, vẽ bậy di tích lịch sử từ lâu đã trở thành thói quen khó bỏ của người Việt. Trao đổi với Lao Động, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng để xử lí được tình trạng này, cần phải quy kết trách nhiệm cụ thể chứ không thể chỉ nói mãi rồi cũng sẽ lại đâu vào đấy.

Những ngày qua, dư luận xôn xao khi Nhật Bản mở cuộc điều tra tìm thủ phạm vẽ bậy lên một di tích lịch sử và nghi là người Việt Nam. Điều này không chỉ làm dấy lên sự phẫn nộ đối với người dân nước Nhật mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho hành động đáng xấu hổ mà trước giờ chúng ta vẫn "nhắm mắt làm ngơ" của nhiều người Việt.

Trên thực tế, nhiều địa điểm văn hoá, di tích lịch sử của Việt Nam bị chính những người Việt "bôi bẩn" một cách tuỳ tiện, thậm chí đó còn được nhiều người xem là cách để lưu lại dấu ấn. Những dòng chữ khắc tên, thể hiện tình yêu hay cả câu chửi thề tục tĩu cũng có thể xuất hiện ở nhiều nơi được coi là di tích lịch sử. Tưởng tượng, những di tích lịch sử như một người con gái đẹp và những chữ viết chằng chịt có khác gì những vệt "rạch mặt" khiến "cô gái" trở nên xấu xí? 

Chia sẻ với Lao Động, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: "Chuyện này đã có từ rất lâu, trong một bài thơ của Hồ Xuân Hương cũng đã nhắc đến hiện tượng này. Có lẽ con người muốn lưu danh mình nhưng do nhận thức còn lệch lạc, nhất là trong thời đại này. 

Chúng ta đã nhiều lần phản ánh hiện trạng nhưng chưa bao giờ làm đến cùng. Phản ánh rồi để đó, than phiền chỉ trích rồi bỏ qua thì nó vẫn sẽ mãi mãi như thế thôi".

 

Tháp Hoà Phong (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị vẽ chằng chịt với những dòng chữ khác nhau. Ảnh: Chungnhan. 

Liên quan  đến câu hỏi biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng này, ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh cần phải có chế tài và quy kết trách nhiệm của cơ quan quản lí bên cạnh việc giáo dục, nâng cao ý thức của người dân. 

Theo ông, cần phải có những giải pháp như đặt camera nhưng đặt không chỉ để đặt mà là để phạt, tuyên truyền cùng với đó là sự quan tâm đúng mực của ngành văn hoá: "Người dân vi phạm nhưng rõ ràng cũng có một phần do cơ quan quản lí lỏng lẻo, do vấn đề thiếu nhân lực hay phương tiện phải khắc phục dần. Chúng ta phải làm dần từng bước, muốn áp dụng chế tài cần phải có sự giám sát, giám sát rồi thì phải xử lí thật nặng". 

 

 Cột cờ Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ trước trào lưu xấu xí này. Ảnh: T.N. 

Bên cạnh những tác hại có thể nhìn thấy như đánh mất bản sắc của các di tích, phá hỏng, nguy hại về văn hoá, theo ông Dương Trung Quốc đề nguy hại nhất của những hành động này là làm mất đi ý thức xã hội của người dân.

"Việc mất đi ý thức xã hội còn nguy hại hơn cả việc trực tiếp phá hoại. Nhà nước cần tổ chức để nâng cao dân trí, đừng nên nói mà không làm, phải quy kết trách nhiệm mới có thể khắc phục chứ nếu không phải chỉ nói lên hiện tượng thì mãi mãi cũng sẽ như thế thôi .

 

Nhà sử học Dương Trung Quốc. 

Ông cũng cho biết thêm những hiện tượng phá hoại di tích trên thế giới sẽ bị xử lí rất nặng, "làm đến nơi đến chốn" bởi vậy người Việt, khi đi du lịch nước ngoài nên tìm hiểu và được dặn dò kĩ bởi việc này còn liên quan đến quốc thể.

Theo Linh Chi/Lao Động

  • Từ khóa

Tái bản tác phẩm về cuộc đời của Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1.5.1904 - 1.5.2024), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện ký đặc sắc 'Trần...
16:25 - 25/04/2024
102 lượt xem

Ngày hội Gia đình Việt Nam 2024: "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25 đến ngày 29/6/2024 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng với sự tham gia của...
15:19 - 25/04/2024
129 lượt xem

Hơn 200 hiện vật, hình ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ trong triển lãm Quân khu 7 viết tiếp bản hùng ca

Hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ được giới thiệu trong triển lãm 'Quân khu 7 - Viết tiếp bản hùng ca'.
15:00 - 25/04/2024
154 lượt xem

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm 2024 tại thành phố Hà...
12:00 - 25/04/2024
215 lượt xem

Trao giải cuộc thi viết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới" lần thứ ba thu hút hơn 600 tác phẩm báo chí và đã có 38 tác phẩm đoạt giải.
10:09 - 25/04/2024
253 lượt xem