205
/
64241
Tổng Bí thư: “Bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc và tôn trọng luật pháp quốc tế”
tong-bi-thu-bao-ve-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-va-ton-trong-luat-phap-quoc-te
news

Tổng Bí thư: “Bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc và tôn trọng luật pháp quốc tế”

Thứ 2, 13/08/2018 | 14:13:56
954 lượt xem

Sáng nay (13/8), phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, Tổng Bí thứ Nguyễn Phú Trọng dẫn lời của Hồ Chủ tịch "Mọi việc thành công bởi chữ đồng", Tổng Bí thư khẳng định: “Điểm đồng ở đây là bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; Đảng, Nhà nước và tất cả mọi người đều phải vì dân, vì nước”.

>> Đấu tranh giữa các trào lưu, xu thế cũ và mới hết sức gay gắt

Chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia trước thách thức mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, công tác đối ngoại đã đóng góp rất quan trọng vào việc duy trì, củng cố môi trường hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trước những biến động nhiều mặt rất phức tạp trên thế giới và khu vực, những diễn biến không thuận của môi trường an ninh xung quanh, những tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta đã tiếp tục có những quyết sách đúng đắn, bước đi phù hợp để phục vụ phát triển kinh tế, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, an ninh, quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

“Ta đã chủ động, tích cực vận động, thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những bất đồng và vấn đề tồn tại liên quan đến việc phân định ranh giới biển, vừa bảo vệ được quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta, đồng thời cùng các nước khác tiến hành công tác cắm mốc giới, mở các cửa khẩu mới quản lý đường biên giới và các hoạt động hợp tác xuyên biên giới, làm cho các đường biên giới trên bộ vừa là đường biên giới hoà bình, hữu nghị vừa là đường biên giới phát triển.” - Tổng Bí thứ nói.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (ảnh: Hữu Nghị)Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (ảnh: Hữu Nghị)

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 quốc gia, đối tác toàn diện với 11 quốc gia và quan hệ chiến lược đặc biệt với Lào và Campuchia. Các mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện tiếp tục được thúc đẩy, phát huy được các mặt tích cực.

Đặc biệt, Việt Nam đã tổ chức thành công Năm APEC Việt Nam 2017, đã tranh thủ tốt vị trí nước chủ nhà, khẳng định được vai trò và khả năng của Việt Nam trong việc xử lý những vấn đề quốc tế và khu vực. Chủ động triển khai chiến lược đối ngoại về quốc phòng, an ninh phù hợp với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, vị thế của đất nước nhằm phục vụ mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Dù hoạt động ngoại giao đạt được nhiều thành tựu nói trên nhưng Tổng Bí thư yêu cầu những người làm công tác đối ngoại tuyệt nhiên không tự mãn với kết quả đã đạt được, bởi trước mắt còn rất nhiều việc phải làm. Đồng thời, Tổng Bí thư yêu cầu kiểm điểm thật kỹ, rút kinh nghiệm từ những thành tựu kể trên để xem có bỏ lỡ hoặc không tận dụng triệt để cơ hội nào không…

Tổng Bí thư cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi: Trong quan hệ với các nước đối tác quan trọng, nhất là các nước lớn, có những “điểm nghẽn” nào cần tháo gỡ hoặc khâu “đột phá” nào cần mở ra? Các khuôn khổ quan hệ đã ký kết có tạo được hiệu quả tương xứng với tên gọi hay còn mang nặng tính hình thức? Có giúp xử lý một cách hiệu quả các vấn đề phát sinh, tăng cường xây dựng lòng tin không?

Trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường, Tổng Bí thư nhấn mạnh về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia trên biển sẽ đứng trước một số thách thức mới.

“Đó là do sự biến động phức tạp của tình hình, sự thay đổi so sánh lực lượng, sự tính toán của các nước có liên quan, sự nổi lên của chủ nghĩa đơn phương, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế. Các cơ chế kiểm soát bất đồng, khủng hoảng trong khu vực chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả; các thể chế đa phương khó đạt được lập trường chung đủ mạnh. Tình hình trên thực địa tiếp tục phức tạp, nguy cơ va chạm, đụng độ chưa được đẩy lùi.” - Tổng Bí thư lưu ý.

“Phải giữ trái tim nóng, cái đầu lạnh!”

Đề cập tới cơ hội của đất nước trong thời kỳ mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, sau hơn 30 năm đổi mới, chưa bao giờ đất nước ta có được thế và lực như hiện nay trên tất cả các mặt, từ kinh tế, chính trị đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, khoa học - kỹ thuật. Đây là nền tảng căn bản, là chỗ dựa vững chắc cho công tác ngoại giao của ta trước một thế giới đầy biến động.

Hội nghị Ngoại giao 30 diễn ra trong giai đoạn quan trọng, tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, phức tạp và khó lường (ảnh: Hữu Nghị)Hội nghị Ngoại giao 30 diễn ra trong giai đoạn quan trọng, tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, phức tạp và khó lường (ảnh: Hữu Nghị)

“Chúng ta có những thế mạnh mà nhiều quốc gia khác không dễ gì có được, đó là lòng yêu chuộng hoà bình, chính nghĩa, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, tinh thần hoà hiếu và trách nhiệm trong quan hệ quốc tế. Các nước, nhất là các nước trong khu vực, đang tin vào Việt Nam có vai trò lớn hơn trong các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong giải quyết các vấn đề lớn của khu vực và cả vấn đề mang tính toàn cầu. Chúng ta có sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân…” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rõ.

Đặt ra 8 vấn đề lớn trong thời gian tới, Tổng Bí thư yêu cầu ngành ngoại giao cần thực hiện, cụ thể: Đổi mới tư duy đối ngoại, xây dựng vị thế và tâm thế mới của Việt Nam; Tiếp tục quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tư chủ; Phát huy tối đa mọi yếu tố thuận lợi của đất nước để định hình các cơ chế đa phương;

Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, nhất là kinh tế đối ngoại và an ninh - quốc phòng, đưa quan hệ các nước láng giềng và nước lớn đi vào chiều sâu, hiệu quả; Tiếp tục triển khai có hiệu quả hội nhập quốc tế; Coi trọng công tác nghiên cứu và dự báo chiến lược; Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ, ban, ngành, địa phương; nhất là Bộ Ngoại giao và quốc phòng, an ninh trong công tác đối ngoại; Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng ngành, bao gồm sắp xếp tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Tổng Bí thư dẫn lời của Hồ Chủ tịch: “Mọi việc thành công bởi chữ đồng”, trong đó Tổng Bí thứ khẳng định điểm đồng ở đây là bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; Đảng, Nhà nước và tất cả mọi người đều phải vì dân, vì nước.

“Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thực hiện phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, nhất là giữ “trái tim nóng, cái đầu lạnh” và “kiên quyết, kiên trì” để xử lý các thách thức đối ngoại. Cố gắng tìm kiếm và tranh thủ điểm đồng về lợi ích để thúc đẩy hợp tác và phát triển trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc và tôn trọng luật pháp quốc tế.” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Theo Châu Như Quỳnh/Dân trí

  • Từ khóa

Đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị đề nghị T.Ư Đảng khai trừ Đảng cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ. Ban Bí thư đã khai trừ cựu Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Hoàng...
17:39 - 19/04/2024
45 lượt xem

Bộ Y tế sẽ chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành

Theo đề án đang xây dựng, Bộ Y tế sẽ tập trung tăng cường quản lý Nhà nước với ngành, lĩnh vực được giao và chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành, phù...
14:29 - 19/04/2024
235 lượt xem

Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo xử lý hình sự nếu cố tình 'đầu độc' sông Bắc Hưng Hải

Nếu xử lý hành chính, xử phạt nhiều lần vẫn không khắc phục thì phải khởi tố để xử lý hình sự, đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhằm kiên...
09:37 - 19/04/2024
244 lượt xem

Quân và dân Đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Ðồng bằng Bắc Bộ (bao gồm phần lớn Liên khu 3 và Khu Tả ngạn), là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ...
07:31 - 19/04/2024
282 lượt xem

Lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18-4 (tức mùng 10 tháng 3 âm lịch), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương...
08:43 - 18/04/2024
862 lượt xem