213
/
67251
Người dùng sẽ lạc quan hơn nếu hạn chế vào mạng xã hội
nguoi-dung-se-lac-quan-hon-neu-han-che-vao-mang-xa-hoi
news

Người dùng sẽ lạc quan hơn nếu hạn chế vào mạng xã hội

Thứ 3, 13/11/2018 | 12:15:03
817 lượt xem

Một nghiên cứu mới cho thấy giảm thời gian truy cập mạng xã hội xuống chỉ còn 30 phút mỗi ngày sẽ khiến người dùng bớt suy nghĩ tiêu cực.

Trang Business Insider cho biết nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (Mỹ) là một trong những nghiên cứu đầu tiên thể hiện rõ mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa việc dùng mạng xã hội và các vấn đề tâm lý.

Trong nghiên cứu, 143 sinh viên tham gia thử nghiệm bằng cách chọn tham gia vào nhóm được yêu cầu giới hạn dùng Facebook, Instagram và Snapchat trong 30 phút mỗi ngày, tức chỉ 10 phút trên mỗi nền tảng, hoặc vào nhóm vẫn duy trì thói quen vào mạng như bình thường.

Sau ba tuần, sinh viên trả lời các câu hỏi để đánh giá sức khỏe tâm lý liên quan đến những vấn đề như trợ giúp xã hội, nỗi sợ bị lãng quên, sự cô đơn, lo lắng, chán nản và lòng tự trọng...

"Kết quả là, giảm sử dụng mạng xã hội so với bình thường sẽ giảm đáng kể cả sự chán nản lẫn cô đơn", Melissa Hunt, trưởng nhóm nghiên cứu khẳng định trên Science Daily.

Người dùng mạng xã hội có thể dễ so sánh cuộc sống của mình với của người khác. Ảnh: Utah People's Post 

Theo bà Hunt, kết quả không có nghĩ là người dùng, nhất là những người ở độ tuổi 18-22, nên chấm dứt sử dụng mạng xã hội. Mục đích của nghiên cứu chỉ là khuyến khích mọi người nên điều chỉnh thời gian truy cập hợp lý để tránh ảnh hưởng tới tâm lý của họ.

"Mạng xã hội là nơi để kết nối, nhưng thật hài hước là giảm vào mạng xã hội lại khiến bạn bớt cô đơn. Thực tế là, khi xem những thứ người khác chia sẻ trên mạng, như trên Instagram, bạn có thể dễ dàng suy ra rằng cuộc sống mọi người đều tuyệt vời hơn của bạn", bà Hunt cho hay.

Nghiên cứu trên cũng tương đồng với một khảo sát từ năm 2013 của Đại học Humboldt và Đại học kỹ thuật Darmstadt (Đức) rằng cứ ba người tham gia thì có một người cảm thấy chán nản, thất vọng sau khi truy cập Facebook.

Nội dung gây "ức chế" nhất chính là ảnh du lịch khi hơn một nửa số người tham gia thừa nhận họ thấy sự ghen tị nổi lên khi click vào các album mô tả cảnh bạn bè họ đi chơi, nghỉ mát... Nội dung tạo sự đố kỵ thứ hai là khi số lời chúc mừng sinh nhật bạn bè nhiều hơn so với của họ trước đó hoặc khi bạn bè nhận được quá nhiều "like", bình luận cho những bức ảnh, status và nội dung khác mà họ đăng lên.

Khảo sát cũng nhận thấy người ở độ tuổi 30 dễ ghen với hạnh phúc gia đình của người khác trong khi phụ nữ lại chạnh lòng khi thấy người khác đẹp hơn, dùng đồ đắt tiền... hơn họ. Chính những cảm giác này khiến không ít người tích cực khoe trên Facebook để tự huyễn hoặc bản thân hoặc khiến người khác cũng phải ghen tị với họ. Các nhà nghiên cứu cho hay tuy khảo sát chỉ diễn ra ở Đức, kết quả này lại mang tính toàn cầu dù mức độ mỗi nơi có thể chênh lệch nhau.

Theo VnExpress

  • Từ khóa

Hà Lan chi 2,5 tỉ euro để giữ chân người khổng lồ ngành sản xuất chip ASML

Chính phủ Hà Lan quyết định chi 2,5 tỉ euro để cải thiện nhiều thứ nhằm giữ chân ASML, vốn chuyên cung cấp máy sản xuất chip hàng đầu thế giới hiện...
17:11 - 29/03/2024
87 lượt xem

Phát hiện lỗ hổng bảo mật của các tai nghe VR Meta Quest, Apple Vision Pro

Ngoài việc đánh cắp thông tin cá nhân, tin tặc có thể lợi dụng lỗ hổng để chèn một 'lớp' mới vào giữa người dùng và nguồn ảnh thông thường của thiết...
15:36 - 29/03/2024
137 lượt xem

Định danh trên mạng, phải làm ngay

Những vụ mạo danh người dùng đang diễn ra tràn lan trên mạng thời gian qua khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Bao giờ mới định danh người dùng trên mạng?
11:48 - 29/03/2024
229 lượt xem

Đông Nam Á bùng nổ tội phạm mạng

Thống kê mới ở Thái Lan cho thấy chỉ trong năm 2023, người dân nước này đã nhận được tới 79 triệu tin nhắn và cuộc gọi lừa đảo.
09:51 - 29/03/2024
279 lượt xem

Kỳ vọng về thị trường smartphone năm 2024

Báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho biết các lô hàng điện thoại thông minh xuất xưởng trên toàn cầu có thể sẽ tăng 3% trong...
10:04 - 29/03/2024
269 lượt xem