240
/
105875
Xây dựng gói hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đợt 2: Rà soát kỹ để tăng tính khả thi, đúng đối tượng
xay-dung-goi-ho-tro-doi-tuong-bi-anh-huong-boi-dai-dich-covid-19-dot-2-ra-soat-ky-de-tang-tinh-kha-thi-dung-doi-tuong
news

Xây dựng gói hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đợt 2: Rà soát kỹ để tăng tính khả thi, đúng đối tượng

Thứ 5, 04/03/2021 | 14:07:48
516 lượt xem

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong thời gian tới sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở rà soát đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với từng lĩnh vực, từng đối tượng để chính sách đi đúng chỗ, khả thi trong đó xác định rõ nguồn lực ở đâu và thực hiện như thế nào.

Nhiều doanh nghiệp và cửa hàng phải giải thể, đóng cửa trong năm 2020 do tác động của dịch COVID-19. Ảnh: N.Văn

Nhiều doanh nghiệp và cửa hàng phải giải thể, đóng cửa trong năm 2020 do tác động của dịch COVID-19. Ảnh: N.Văn

Đối tượng bị tác động đã thay đổi

Theo ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT), các báo cáo sơ bộ khẳng định các tác động của dịch bệnh COVID-19 đang khiến doanh nghiệp và người dân tiếp tục gặp phải một số khó khăn. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết.

Thực tế trong công tác phòng chống dịch, các giải pháp về giãn cách xã hội, phong tỏa được thực hiện thời gian qua cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giao thương, giao dịch về mặt kinh tế. Ngay từ đầu năm 2021, các tác động này rất khác so với thời điểm năm 2020 do Việt Nam và các nước trên thế giới đồng loạt áp dụng các chính sách phong tỏa để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, từ đây làm ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường toàn cầu.

Đáng chú ý trong năm 2021, các giải pháp về phòng chống COVID-19 cũng có những thay đổi, cập nhật và tiến bộ hơn. Trong thời gian gần đây, Việt Nam liên tiếp có những điều chỉnh rất phù hợp với tình hình, gắn với mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, các đối tượng bị tác động trong xã hội cũng có sự thay đổi so với thời điểm trước đây, thị trường trong nước dần được khôi phục.

Chính vì vậy theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, các đối tượng bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 cũng thu hẹp lại so với trước đây, gồm ngành du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch như lữ hành, khách sạn, lưu trú, ăn uống. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vận tải trong đó có vận tải hàng không cũng tiếp tục chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

Rà soát kỹ để tăng tính khả thi

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trong năm 2020, hàng loạt các chính sách về cải cách thủ tục hành chính, tín dụng, thuế, bảo hiểm, hải quan, tài chính đất đai liên tiếp được các bộ ngành phối hợp ban hành. Đặc biệt các chính sách hỗ trợ tín dụng được triển khai từ sớm với quy mô lớn phát huy tác dụng rất rõ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chống chọi với dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), với hàng loạt giải pháp hỗ trợ được triển khai trong năm 2020, các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 335.000 tỉ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 600 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỉ đồng.

Cùng với việc điều chỉnh các khoản vay cũ, các ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện cho vay mới với lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5% - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế đạt hơn 2,3 triệu tỉ đồng cho hơn 400 nghìn khách hàng. Ngoài ra, ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỉ đồng.

Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ KHĐT, dù vào cuộc rất tích cực và kịp thời nhưng do nguồn lực của đất nước còn hạn chế, dịch bệnh lại diễn biến nhanh và phức tạp nên một số chính sách được ban hành thời gian vừa qua chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Đáng chú ý, tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2020 có sự giảm sút về số lượng doanh nghiệp thành lập mới với 134.941 doanh nghiệp, giảm 2,3% so với năm 2019; tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020 là 1.042.995 lao động, cũng giảm tới 16,9% so với năm 2019.

Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương, để có cơ sở xây dựng, đề xuất các chính sách hỗ trợ tiếp theo trong thời gian tới, bộ này mới đây có gửi công văn tới các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, trong đó có lưu ý một số nội dung, nhất là đánh giá tác động của dịch bệnh đối với các hoạt động thuộc từng lĩnh vực. Từ đây đánh giá các giải pháp sao cho đúng, cho trúng; đồng thời rà soát các đối tượng để chính sách đi đúng chỗ, khả thi cũng như xác định rõ nguồn lực ở đâu và thực hiện như thế nào.

“Về mặt tiến độ, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành liên quan, Bộ KHĐT sẽ tổng hợp, nghiên cứu, có tham khảo ý kiến các chuyên gia kinh tế trước khi báo cáo Chính phủ” - lãnh đạo Bộ KHĐT cho hay.

Bộ KHĐT trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp

Trong các ngày 1-2.3.2021, Bộ KHĐT liên tiếp tổ chức 4 hội nghị nhằm tiếp nhận, tổng hợp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. Theo Bộ KHĐT, các ý kiến này sẽ được nghiên cứu để tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, chỉ đạo ban hành các chính sách hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau COVID-19 tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2021. Hiện NHNN đang trình Thủ tướng Chính phủ nội dung sửa đổi Thông tư 01/TT-NHNN ngày 13.3.2020 quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 theo hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi dựa vào nguồn lực của các tổ chức tín dụng.


Theo Văn Nguyễn/Lao động

https://laodong.vn/xa-hoi/xay-dung-goi-ho-tro-doi-tuong-bi-anh-huong-boi-dai-dich-covid-19-dot-2-ra-soat-ky-de-tang-tinh-kha-thi-dung-doi-tuong-885517.ldo

  • Từ khóa

Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ chìm thuyền làm 4 người mất tích ở Quảng Ninh

Sự cố chìm thuyền xảy ra trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, khiến 4 người mất tích. Thủ tướng chỉ đạo điều tra nguyên nhân sự cố này và xử...
19:01 - 25/04/2024
275 lượt xem

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
329 lượt xem

Hà Nội đề xuất trông giữ ô tô dưới gầm cầu cạn

Trước tình trạng số lượng ô tô gia tăng nhanh chóng, ngành giao thông Hà Nội kiến nghị tiếp tục cho phép thành phố sử dụng vỉa hè, lòng đường, gầm cầu cạn...
15:53 - 25/04/2024
328 lượt xem

89% hành khách dùng buýt điện là người đi làm

Xe buýt thông thường tỉ lệ người đi làm sử dụng chiếm khoảng 25-30%, riêng đối với buýt điện tỉ lệ người đi làm chiếm 89%, gấp 3 lần xe buýt thường.
15:36 - 25/04/2024
376 lượt xem

Tin nổi không: Sân bay Tân Sơn Nhất ước giảm hàng vạn khách dịp cao điểm lễ

Dù Chính phủ đã kéo dài thời gian nghỉ lễ 30.4 - 1.5 cho người dân tới 5 ngày, song giá vé máy bay quá cao cùng số lượng máy bay của các hãng giảm mạnh là...
15:07 - 25/04/2024
374 lượt xem