240
/
106009
Hà Nội quy hoạch nội đô lịch sử và sông Hồng
ha-noi-quy-hoach-noi-do-lich-su-va-song-hong
news

Hà Nội quy hoạch nội đô lịch sử và sông Hồng

Chủ nhật, 07/03/2021 | 11:23:27
643 lượt xem

Hà Nội kỳ vọng việc quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và phân khu sông Hồng sẽ tạo đà để phát triển kinh tế, đô thị, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa thống nhất về chủ trương giao Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ, ban hành 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử. Dự kiến, trong tuần tới, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ họp bàn để thống nhất về đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng.

Tạo đà phát triển toàn diện

Theo Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội, 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử bao phủ diện tích hơn 2.700 ha tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, tỉ lệ 1/2.000. Dự kiến dân số quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 672.000 người (giảm hơn 200.000 người so với hiện tại).

Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, khẳng định cả 6 đồ án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật. UBND TP đã có văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thống nhất về các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý của các bộ như về tiêu chuẩn, quy chuẩn; chiều cao công trình; khu vực phố cổ, phố cũ, hồ Gươm và phụ cận...

Hà Nội quy hoạch nội đô lịch sử và sông Hồng - Ảnh 1.

Sông Hồng sẽ là trục cảnh quan trung tâm để phát triển trong tương lai

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết trước khi đi đến quyết định quan trọng này, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã xem xét kỹ lưỡng, thận trọng; đã chỉ đạo Văn phòng Thành ủy xin ý kiến của các chuyên gia đầu ngành; các bộ, ngành liên quan; Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch TP; đánh giá kết quả tiếp thu hoàn thiện các đồ án quy hoạch trên cơ sở ý kiến của các bên liên quan...

"Đây là sản phẩm đầu tiên và rất quan trọng cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ TP. Việc ban hành các đồ án quy hoạch phân khu 4 quận nội đô lịch sử sẽ đáp ứng sự chờ đợi, đem lại niềm vui cho đông đảo người dân, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành công tác đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế, đô thị, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Việc Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thông qua chủ trương phê duyệt 6 đồ án quy hoạch 4 quận nội đô là bước tiến lớn về công tác quy hoạch của TP; cụ thể hóa định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26-7-2011" - Bí thư Vương Đình Huệ nêu rõ.

Động lực phát triển mới

Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng được nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40 km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích khoảng 11.000 ha; thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện. "Chúng ta tin tưởng việc thống nhất các định hướng lớn vào quy hoạch phân khu sông Hồng sẽ đáp ứng được sự ủng hộ và mong chờ của nhân dân, là đem lại sinh kế cho nhân dân, huy động được nguồn lực rất quan trọng về đất đai, cảnh quan, môi trường để tạo ra động lực mới, không gian phát triển mới cho thủ đô Hà Nội" - ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Như vậy, sau gần 10 năm chờ đợi, khu vực nội đô lịch sử sẽ có quy hoạch phân khu, làm căn cứ triển khai tổ chức đầu tư, xây dựng và phát triển đô thị, vừa bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử vừa thực hiện mục tiêu xây dựng thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại. Trong khi đó, quy hoạch phân khu sông Hồng đã có bước tiến lớn sau thời gian dài lâm vào bế tắc vì vướng quy hoạch thoát lũ.

Ông Lưu Quang Huy, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, cho biết những định hướng chính của quy hoạch phân khu sông Hồng là bảo đảm hành lang, tuyến thoát lũ, bền vững đê điều, phù hợp quy hoạch phòng chống lũ chi tiết và quy hoạch đê điều được duyệt. Trong quá trình nghiên cứu, về cơ bản đồ án tuân thủ theo Quyết định số 257/QĐ-TTg, tuy nhiên dựa trên điều kiện hiện trạng và định hướng của quy hoạch chung thủ đô cũng đề xuất bổ sung danh mục dân cư được tồn tại ở một số khu vực thuộc các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, khu vực Bắc Cầu, Bồ Đề. Các khu dân cư được tồn tại sẽ bố trí thêm hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ cho cuộc sống của người dân, ví dụ như hệ thống trường học, nhà văn hóa, trạm y tế..., mở thêm một số tuyến đường giao thông nội bộ.

Sau khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được phê duyệt, sẽ là cơ sở để chính quyền địa phương triển khai các quy hoạch chi tiết, các dự án cụ thể và là cơ sở để cấp phép xây dựng giúp cho người dân ổn định cuộc sống. Sẽ có khoảng 1.500 hộ dân phải di dời để bảo đảm an toàn phòng chống lũ. 

Sông Hồng sẽ thành trung tâm thủ đô

Theo ông Lưu Quang Huy, trước đây TP Hà Nội gần như quay lưng lại với sông Hồng vì chưa có quy hoạch nào ở hai bên sông. Hiện nay rất khó khăn cho chính quyền các địa phương khi quản lý các khu vực ven sông Hồng, sinh ra tình trạng lấn chiếm, khai thác các quỹ đất ven sông không có kiểm soát, không thể triển khai các dự án để cải tạo chỉnh trang được. Khi có quy hoạch, TP sẽ kêu gọi đầu tư, chính quyền các địa phương sẽ có cơ sở để sử dụng vốn ngân sách hoặc huy động các nguồn lực từ xã hội để tiến hành cải tạo, chỉnh trang hai bên bờ sông, lúc đó sông Hồng sẽ đẹp hơn, trở thành trung tâm của thủ đô, kiến tạo một trục không gian cảnh quan xanh cho TP.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/thoi-su/ha-noi-quy-hoach-noi-do-lich-su-va-song-hong-20210306205238029.htm

  • Từ khóa

Chế tài chưa đủ mạnh, người lao động còn thiệt thòi

Việc doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động không chỉ ảnh hưởng quyền lợi của người lao động mà còn làm giảm nghiêm trọng hiệu...
13:44 - 29/03/2024
45 lượt xem

Xảy ra mưa đá và lốc xoáy nhiều nơi ở Nghệ An

Mưa đá và lốc xoáy xảy ra trên diện rộng ở nhiều địa phương Nghệ An chiều tối 28-3, trong đó có một số trường học bị ảnh hưởng.
11:22 - 29/03/2024
94 lượt xem

Chi chít lối mở tự phát "chết người" trên quốc lộ 1.700 tỷ đồng

Đường quốc lộ 1 đoạn tránh TP Ninh Bình đưa vào sử dụng nhiều năm nay nhưng chưa thể bàn giao, do người dân liên tục phá dỡ bó vỉa mở đường ngang qua giải...
10:17 - 29/03/2024
118 lượt xem

Trình Quốc hội cho đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trị giá hơn 25.000 tỉ đồng

Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dài 128,8 km, quy mô 4 làn xe đầy đủ, tổng...
08:59 - 29/03/2024
161 lượt xem

Đón không khí lạnh, miền Bắc mưa lớn

Đón không khí lạnh yếu, miền Bắc chuyển mưa rào và dông, nền nhiệt giảm nhẹ. Mưa tiếp tục tập trung ở các tỉnh miền núi với nguy cơ đi kèm lốc, sét, mưa...
07:02 - 29/03/2024
1,013 lượt xem