9
/
98996
Để tiết kiệm được bạn hãy coi số tiền dành ra hàng tháng như một khoản chi tiêu bắt buộc
de-tiet-kiem-duoc-ban-hay-coi-so-tien-danh-ra-hang-thang-nhu-mot-khoan-chi-tieu-bat-buoc
news

Để tiết kiệm được bạn hãy coi số tiền dành ra hàng tháng như một khoản chi tiêu bắt buộc

Thứ 6, 16/10/2020 | 07:57:00
947 lượt xem

Để tiết kiệm được một khoản hàng tháng, bạn hãy thay đổi tư duy, coi nó như là 1 khoản chi tiêu bắt buộc như hàng tháng bạn trả tiền điện, tiền nước vậy.

Trừ những người phải chắt bóp từng đồng để mưu sinh, tất cả chúng ta trên toàn thế giới đều phải tiết kiệm để trả cho những rủi ro “vô ích”, để đầu tư sau và tái đầu tư, hoặc xa hơn là dành dụm cho cuộc sống sau này khi đã quá yếu để kiếm ra tiền.

Thật may vì hôm nay chúng ta chỉ phải dắt xe máy đi sửa lại bộ khởi động với chi phí không nằm ngoài túi tiền, nhưng rồi lại phát hiện ra động cơ đã quá cũ để vận hành. Nếu phải thay mới cũng đồng nghĩa rằng số tiền cho những ngày còn lại sẽ "đi tong" vì lương chưa về.

Thật tệ là mỗi khi cần dùng tới thì số tiền tiết kiệm đều quá ít ỏi so với con số dự tính, tại sao vậy?

Không phải người nào có thu nhập dưới 7 triệu/tháng cũng không thể tiết kiệm, không phải ai có thu nhập gần 20 triệu/tháng cũng tiết kiệm được.

Thu nhập không phải là nguyên nhân chính, quan trọng là chi tiêu bao nhiêu và kế hoạch là phải tiết kiệm được bao nhiêu mỗi tháng.

Vì sao số tiền tiết kiệm luôn ít hơn mong đợi?

Để đơn giản hóa bài toán ngân sách, nguyên nhân lý giải vì sao chúng ta thường không có nổi một đồng dành ra, cho dù có đủ khả năng để tiết kiệm, là do “tiền ra như nước chảy” trong khi đồng “tiền vào” lại không ổn định.

Tỷ phú Warren Buffett từng đưa ra lời khuyên: “Đừng tiết kiệm sau khi chi tiêu, hãy chi tiêu sau khi bạn đã dành ra một khoản tiết kiệm”, đương nhiên không phải ai cũng làm theo.

Có thể thu nhập không cao, nhưng cũng đủ cao hơn mức trung bình nên nhiều người tự cho phép mình quyền được chi tiêu thỏa thích, sau đó lại thất vọng vì số tiền tiết kiệm được quá ít ỏi so với thu nhập thực có.

Để tiết kiệm được bạn hãy coi số tiền dành ra hàng tháng như một khoản chi tiêu bắt buộc! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Khi tiêu tiền, những khoản mà chúng ta nghĩ không cần thiết phải đưa vào danh sách theo dõi hàng tháng thực tế lại ngốn tương đối nhiều tiền. "Những bữa ăn bên ngoài một đôi lần, những lần say sưa thâu đêm với bạn bè đâu phải quá nhiều", nhưng giá như không có những lần đó thì câu chuyện lại khác...

Tương tự khi tiết kiệm, mọi người lại thường dành dụm một số tiền tùy thích như để cho có, tất nhiên sau khi đã chi tiêu “đủ” thì con số còn lại này sẽ chẳng là bao nhiêu.

Có lẽ chúng ta phải buộc mình tiết kiệm trước khi chi tiêu, làm theo lời khuyên của Warren Buffett, và bắt đầu hành động từ hôm nay!

Tiết kiệm bao nhiêu là đủ?

Để tiết kiệm được bạn hãy coi số tiền dành ra hàng tháng như một khoản chi tiêu bắt buộc! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Theo Dailyworth, nếu bạn bắt đầu tiết kiệm từ năm 40 tuổi thì sẽ phải cần 25- 40% thu nhập hàng tháng, nhưng con số này chỉ là 10 - 15% nếu bắt đầu ngay từ năm 20 tuổi;

Nghiên cứu của tạp chí Forbes, họ đưa ra con số 20% thu nhập hàng tháng dành cho tiết kiệm; The Balance và NerdWallet cũng đưa ra con số tương đương nhau: Tiết kiệm khoảng 15- 30% mỗi tháng.

Đó chỉ là con số tham khảo, vì so với thu nhập trung bình của người Mỹ thì người Việt thấp hơn nhiều lần. Chúng ta có thể đưa ra con số thấp hơn, nhưng ít nhất nên giữ ở mức 10% thu nhập hàng tháng.

Hãy nhớ coi nó như một khoản chi tiêu bắt buộc!

Không phải ai cũng có thể duy trì đều đặn con số 10% mỗi tháng để tiết kiệm trong một thời gian dài, và càng khó nếu không được “xâm phạm” tới khoản này... thường xuyên như trước. Song để có một khoản tiết kiệm như mong đợi, chúng ta phải làm theo nguyên tắc. Nếu không chắc có thể đảm bảo kế hoạch này trơn tru, hãy nhờ sự giúp đỡ từ người khác.

Một gợi ý cho bạn là gửi tiết kiệm tích lũy tự động tại ngân hàng. Nếu nhận lương chuyển khoản qua ngân hàng, bạn có thể yêu cầu họ tự động trích một số tiền từ lương để chuyển vào tài khoản tiết kiệm, và hãy cố gắng duy trì nó như một khoản chi tiêu bắt buộc!

Để tiết kiệm được bạn hãy coi số tiền dành ra hàng tháng như một khoản chi tiêu bắt buộc! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Nếu tháng nào không đủ tiền trong tài khoản để ngân hàng trích tự động, họ sẽ tạm dừng lại mà bạn cũng không bị phạt.

Một số ngân hàng còn có dịch vụ, nếu số tiền trong tài khoản cao hơn giới hạn mà bạn đặt ra, thì số vượt mức đó sẽ tự động chuyển sang tài khoản tiết kiệm. Như vậy vừa bớt đi nỗi lo bị ăn cắp tiền, số tiền đó vẫn có thể sinh lời khi nó nhàn rỗi...

Ví dụ, bạn đặt ra giới hạn 5 triệu đồng là số tiền tối đa trong tài khoản, tháng 7 này bạn nhận lương 7 triệu đồng thì 2 triệu vượt quá sẽ tự động được chuyển sang tài khoản tiết kiệm, ngay lập tức... Rất đa dạng sản phẩm tiết kiệm tích lũy tự động.

Đăng ký dịch vụ tiết kiệm tự động

Trước tiên bạn cần có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, để nhận lương chuyển khoản về tài khoản này. Bạn chỉ cần mang CMND tới ngân hàng để mở tài khoản; Đăng ký dịch vụ trích tiền tiết kiệm tự động từ tài khoản này; lãi suất được áp dụng theo lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Để tiết kiệm được bạn hãy coi số tiền dành ra hàng tháng như một khoản chi tiêu bắt buộc! - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Gợi ý thứ hai là gửi tiết kiệm online thông qua Internet. Bạn cần có tài khoản ngân hàng và đăng ký sử dụng Internet banking/Mobile banking (không cần làm thẻ ATM).

Về cơ bản, tính năng này cho phép bạn gửi tiết kiệm 24/7 ngày và ở bất kỳ đâu miễn có Internet. Ngoài lãi suất cao, gửi tiết kiệm online cũng cực kỳ an toàn vì không bị con người can thiệp (cho tới nay chưa có TH nào ghi nhận bị mất tiền gửi tiết kiệm online).

Tất nhiên có thể rút tiền gửi lại bất kỳ lúc nào bạn cần, nhưng mấu chốt quan trọng nhất là nhờ nó đã giúp chúng ta rèn luyện tốt thói quen tiết kiệm trước khi chi tiêu, hoặc chí ít sẽ ngăn chặn được rủi ro bị mất tiền khi có kẻ gian xâm nhập.

Theo TP/ Pháp Luật Và Bạn Đọc

http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/de-tiet-kiem-duoc-ban-hay-coi-so-tien-danh-ra-hang-thang-nhu-mot-khoan-chi-tieu-bat-buoc-162201510190357935.htm

  • Từ khóa

Từng thủ khoa đầu vào Trường ĐH Ngoại thương, bỏ thành phố về quê trồng rau

Từng là thủ khoa đầu vào cùng tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM nhưng Nguyễn Quỳnh Châu bỏ hết lại phía sau, trở về quê khởi...
14:59 - 28/03/2024
122 lượt xem

Làm thêm không quá 20 giờ/tuần, học sinh, sinh viên nói gì?

Đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động được làm thêm (15 tuổi trở lên) nhưng không quá 20 giờ/tuần của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thu...
10:20 - 28/03/2024
240 lượt xem

Phát động cuộc thi Robocon về chiến dịch Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ trên không

Các sự kiện lịch sử được sử dụng trong cuộc thi Robocon năm 2024 gồm sự kiện chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm...
07:28 - 28/03/2024
302 lượt xem

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần liệu có khả thi?

Trong dự thảo luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động được làm thêm nhưng không quá 20...
15:14 - 27/03/2024
692 lượt xem

3 câu nói cho thấy bạn có trí tuệ cảm xúc cao

Trí tuệ cảm xúc không chỉ là suy nghĩ hay khả năng cảm nhận, mà còn được thể hiện rõ qua cách bạn trò chuyện và truyền đi thông điệp.
11:59 - 27/03/2024
778 lượt xem