11
/
101088
Bộ GD-ĐT xử nghiêm đơn vị, cá nhân nếu có liên quan sai phạm tại ĐH Đông Đô
bo-gd-dt-xu-nghiem-don-vi-ca-nhan-neu-co-lien-quan-sai-pham-tai-dh-dong-do
news

Bộ GD-ĐT xử nghiêm đơn vị, cá nhân nếu có liên quan sai phạm tại ĐH Đông Đô

Thứ 5, 26/11/2020 | 16:59:30
794 lượt xem

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân nếu có sai sót, vi phạm liên quan đến vụ Trường ĐH Đông Đô cấp bằng cử nhân tiếng Anh giả.

Bộ GD-ĐT xử nghiêm đơn vị, cá nhân nếu có liên quan sai phạm tại ĐH Đông Đô - Ảnh 1.

Cơ sở 1 Trường ĐH Đông Đô tại 60B Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Liên quan đến vụ Trường Đông Đô cấp bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2), như Tuổi Trẻ đã đưa tin, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã đề nghị truy tố các bị can: Dương Văn Hòa, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô; Trần Kim Oanh, nguyên phó hiệu trưởng; Lê Ngọc Hà, phó hiệu trưởng; Trần Ngọc Quang, phó trưởng phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên; Phạm Vân Thùy, cán bộ nhà trường, cùng 5 người khác.

Theo kết luận điều tra, Trường ĐH Đông Đô chưa được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên từ năm 2015, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô lại được đăng trên Cổng thông tin tuyển sinh của bộ, trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.  

Cơ quan an ninh điều tra xác định các cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 trong khi trường chưa được cho phép đào tạo, là vi phạm quyết định của bộ trưởng về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai.

Tuổi Trẻ đã liên lạc với Bộ GD-ĐT, bộ cho biết cho đến thời điểm hiện tại bộ chưa nhận được văn bản kết luận chính thức của Cơ quan điều tra Bộ Công an về vụ án cấp bằng giả của Trường ĐH Đông Đô. Các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT đang phối hợp Bộ Công an để làm rõ thông tin và bản chất của vụ việc.

Bộ GD-ĐT cũng đã yêu cầu các cơ sở đào tạo sau đại học rà soát lại thông tin về đầu vào và đầu ra của các học viên sau đại học để có căn cứ xử lý. 

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để xác minh thông tin và xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật, đúng thẩm quyền những trường hợp đã sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô; đồng thời cũng sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan nếu có sai sót, vi phạm.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng ban đào tạo đại học và sau đại học (ĐH Quốc gia Hà Nội):

Tự chủ không có nghĩa muốn làm gì cũng được

"Vụ việc Trường ĐH Đông Đô là lời cảnh tỉnh cho các cơ sở giáo dục đại học, cũng như người học, nếu cấp chứng chỉ giả, sử dụng bằng giả sẽ tự mình đánh mất uy tín.

Nhưng thông qua vụ việc này tôi cũng thấy có một vấn đề, đó là việc đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam cả cấp phổ thông và đại học hiện nay chưa tốt. Học sinh tốt nghiệp phổ thông, cũng như sinh viên tốt nghiệp đại học rất ít em đạt tiêu chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Yêu cầu đầu vào cho nghiên cứu sinh phải có chứng chỉ B2 là đúng, tuy nhiên để được như vậy cần có lộ trình.

Thực tế đào tạo tại ĐH Quốc gia Hà Nội tôi thấy có rất nhiều em đến từ khu vực nông thôn học rất giỏi, chỉ có tiếng Anh hơi kém do trường THPT dạy chưa tốt, hoặc vì điều kiện khó khăn không thể học thêm tiếng Anh. Nhưng vì các em ấy có năng lực thật sự nên chỉ cần có thời gian là sẽ bù đắp được. Ngoài ra có nhiều chuyển tiếp sinh (tức diện sinh viên làm nghiên cứu sinh) có khả năng đọc tài liệu tiếng Anh để làm nghiên cứu, nhưng nói không tốt, nên chưa thể có bằng B2 ngay. Do đó ĐH Quốc gia Hà Nội có chính sách cho các chuyển tiếp sinh nợ bằng tiếng Anh.

Nếu không làm như vậy thì nhiều em có năng lực nghiên cứu nhưng chưa có bằng B2 tiếng Anh sẽ bỏ ra ngoài đi làm, chỉ làm vài năm là các em không muốn quay trở lại nghiên cứu nữa.

Nên chăng Bộ GD-ĐT điều chỉnh lại yêu cầu đầu vào ngoại ngữ là B1, đầu ra là B2 thì tốt hơn. Hiện nay vì không thể đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT nên nhiều người đã tìm cách lách luật. Không lấy được chứng chỉ quốc tế thì họ xoay ra lấy văn bằng 2 tiếng Anh.

Qua vụ việc này, tôi thấy cần đặt ra vấn đề nâng cao việc đào tạo tiếng Anh ở các cấp học, cần phải thắt chặt kỷ cương đối với các cơ sở giáo dục đại học, giao cho tự chủ không có nghĩa là muốn làm gì cũng được, tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình".


Theo Ngọc Diệp/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/bo-gd-dt-xu-nghiem-don-vi-ca-nhan-neu-co-lien-quan-sai-pham-tai-dh-dong-do-20201126094540923.htm



  • Từ khóa

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho...
16:40 - 02/05/2024
90 lượt xem

100 trường học ở Ấn Độ đồng loạt bị đe dọa đánh bom

Có tới 100 trường học trên khắp Delhi và vùng thủ đô quốc gia (NCR) của Ấn Độ đã nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Trong đó, hàng chục trường học đã...
15:12 - 02/05/2024
117 lượt xem

Lưu ý đối với thí sinh khi đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Từ hôm nay (2/5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức. Thời gian đăng ký kéo dài đến 17 giờ ngày 10/5.
11:06 - 02/05/2024
230 lượt xem

Trở lại sau lễ, học sinh sẽ bước vào kỳ thi khốc liệt tranh suất vào lớp 10

Năm nay, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ cuối tháng 5. Sau nghỉ lễ, học sinh sẽ đăng ký nguyện vọng, tỷ lệ chọi được công bố sau...
08:48 - 02/05/2024
263 lượt xem

Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ hôm nay 2/5

Từ ngày 24 đến 28/4, Bộ GD&ĐT đã mở cổng để thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo đúng quy trình.
06:53 - 02/05/2024
351 lượt xem