11
/
103942
Để có một đề văn hay
de-co-mot-de-van-hay
news

Để có một đề văn hay

Thứ 5, 21/01/2021 | 09:49:43
691 lượt xem

Đề văn đầu tiên phải chuẩn, chính xác, bao hàm được kiến thức đã học. Tiếp theo sau đó phải có tính giáo dục, định hướng thẩm mỹ. Và cuối cùng mới xét đến tính hay, thú vị, gợi hứng thú cho thí sinh.

Giờ học văn ở một trường THPT tại TP.HCM

Đào Ngọc Thạch 

Đó là nhận định của ông Đỗ Đức Anh, giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM). Theo thầy Đức Anh, một đề thi hay không phải chỉ là đọc qua thấy dễ cảm, có thời sự nóng hổi hợp với thời đại. Để có được đề thi hay, cần sự tích cóp ngữ liệu, tác phẩm, vấn đề thú vị... để khi cần thì đem ra cân nhắc, gọt giũa. 

Ông Đức Anh cho rằng để có một đề văn hay đúng nghĩa thì ngữ liệu khi đưa vào cũng phải được nhìn ở nhiều góc độ. Giáo viên phải đặt mình vào tâm thế của học trò để hiểu, có góc nhìn phù hợp, lường trước được những tình huống có thể tốt hay không tốt, những ý tưởng mới hay còn xưa cũ, lối mòn… 

Thêm vào đó, cần có góc nhìn của người trưởng thành, người có chuyên môn để có sự nhìn nhận vấn đề sâu hơn, đúng với yêu cầu của bộ môn. Không nên cứ chạy theo tính thời sự theo kiểu “đu trend”, cứ thấy thời sự là đưa vào. “Một đề thi sáng tạo cần câu hỏi khơi gợi chứ không bắt buộc, hỏi theo kiểu có hay không bởi chương trình ngữ văn chỉ có bấy nhiêu tác phẩm, chính giáo viên cũng thấy các vấn đề trong tác phẩm nhìn nhận có khi đã cũ, mòn qua nhiều thế hệ học trò. Vì vậy, cần có cách hỏi mới, yêu cầu các em thể hiện cách nhìn mới”, ông Đức Anh nhận định. 

Tương tự, bà Nguyễn Thị Hiền, tổ trưởng tổ văn Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), nêu ý kiến đề hay là khơi gợi được tính sáng tạo, tư duy hình tượng, cảm xúc của HS, ngữ liệu mới mẻ, giàu tính văn chương. 

Theo quan điểm của bà Triệu Thị Huệ, nguyên tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), đề hay trước hết phải đúng, hình thành sự sáng tạo, chủ động của học sinh. Ngữ liệu phải đảm bảo tính giáo dục. 

Câu hỏi phải khơi dậy chủ kiến của học sinh. Hình thức hỏi cần đa dạng, sáng tạo vì nếu quá mòn cũ thì học sinh không hào hứng và sẽ nói lại những điều người khác đã nói. Giáo viên có tâm huyết, trách nhiệm cao phải có sự đầu tư, có sự nghiêm túc với nghề. “Ra đề thi là một hành trình nghiêm túc và thú vị”, bà Huệ nhận định. 

Theo Báo Thanh niên

https://thanhnien.vn/giao-duc/de-co-mot-de-van-hay-1331946.html

  • Từ khóa

Có đến 20 phương thức xét tuyển, thí sinh nên chọn phương thức nào?

Bộ GD-ĐT vừa công bố danh mục các phương thức xét tuyển năm 2024. Đây cũng là các phương thức phổ biến đã được các trường ĐH sử dụng để tuyển sinh trong...
15:00 - 05/05/2024
104 lượt xem

Thấy con đọc truyện, xem phim nhạy cảm: Sốc, rồi làm sao nữa?

Khi bắt gặp con còn vị thành niên (dưới 18 tuổi) đang đọc truyện, xem phim có yếu tố nhạy cảm, phim 18+, cha mẹ có thể sốc, hoặc không thể chấp nhận thậm...
10:24 - 05/05/2024
249 lượt xem

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã...
08:22 - 04/05/2024
856 lượt xem

Trường quốc tế phát sách 'nhạy cảm' cho học sinh lớp 11, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trưa 3.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông tin về việc phụ huynh học sinh một trường quốc tế phản ánh học sinh được phát sách đọc có nội dung nhạy cảm với...
17:09 - 03/05/2024
1,183 lượt xem

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học

Trong khi giáo dục phổ thông 'lạm phát' học sinh giỏi thì ở nhiều trường đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn (3 môn) là trúng tuyển, thậm...
15:10 - 03/05/2024
1,216 lượt xem