11
/
110793
Ôn thi tốt nghiệp THPT: Làm quen câu hỏi có đáp án gây “nhiễu” môn địa lý
on-thi-tot-nghiep-thpt-lam-quen-cau-hoi-co-dap-an-gay-nhieu-mon-dia-ly
news

Ôn thi tốt nghiệp THPT: Làm quen câu hỏi có đáp án gây “nhiễu” môn địa lý

Thứ 7, 05/06/2021 | 08:20:44
1,563 lượt xem

Theo kế hoạch, còn khoảng một tháng nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra. Trong thời gian này, giáo viên Trần Ngọc Anh, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), hướng dẫn học sinh tập trung hệ thống lại kiến thức môn địa lý.

 Giáo viên Trần Ngọc Anh hướng dẫn học sinh bí quyết ôn thi THPT môn địa lý

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, đây là thời điểm nước rút nên học sinh cần tập trung cho các hoạt động ôn tập để nắm vững kiến thức, tạo tâm lý vững vàng bước vào kỳ thi để đạt kết quả cao nhất. Căn cứ vào đặc điểm và khả năng nhận thức của mình, các em tự tìm ra cho mình phương pháp hữu hiệu nhất.

Xây dựng thành các chuyên đề 

Các em nên xây dựng thành các chuyên đề dựa trên các kiến thức cơ bản trong chương trình học lớp 12 hay các bài học trong sách giáo khoa có nội dung tương đồng được kết hợp để tạo nên chuyên đề ôn tập mang tính chất kết hợp so sánh. Có thể hệ thống lại thành các chuyên đề như: địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý công nghiệp và dịch vụ, các vùng kinh tế trọng điểm… Sau mỗi nội dung chuyên đề, các em nên có phần tóm tắt dễ học, dễ nhớ bài. Ngoài ra các bài tập rèn luyện và hướng dẫn trả lời cũng sẽ giúp các em ôn tập nhanh và hiệu quả hơn.

Để việc ôn tập môn địa lý đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài học các nội dung cơ bản trong bài bằng sơ đồ, bảng so sánh, bài ghi, gạch chân nội dung chính... các em phải thường xuyên rèn luyện bài tập trắc nghiệm, thử thách với các dạng câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp và rút ra bí quyết riêng cho mình khi giải.

Rèn luyện kỹ năng biểu đồ, kỹ năng sử dụng Atlat

Thêm nữa, được sử dụng Atlat địa lý là một lợi thế rất lớn đối với học sinh vì nó giúp giải nhanh các câu về Atlat và dùng chính Atlat để đọc thêm thông tin nhằm trả lời các câu liên quan khác. Trong đề luôn có các câu về biểu đồ, bảng số liệu hoặc nhận xét, khi ôn tập trong giai đoạn này các em cần chắc kiến thức về kỹ năng này để làm bài tốt. Vì vậy, không nên bỏ qua phần rèn luyện kỹ năng biểu đồ, kỹ năng sử dụng Atlat để tối ưu hóa những lợi thế trong bài thi sắp tới.

Ôn tập môn vật lý như thế nào khi không đến trường ?

Trong điều kiện ôn tập trực tuyến vì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giáo viên Lê Thị Ngọc Dung, Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) đã đưa ra lời khuyên với thí sinh trong giai đoạn này.

Học sinh nên dựa vào cấu trúc của đề tham khảo mà Bộ GD-ĐT đã công bố, xây dựng nội dung thích hợp với phần kiến thức trọng tâm để ôn một cách hiệu quả nhất.

Nội dung thi chủ yếu là chương trình vật lý 12 (gồm 7 chương) và khoảng 4 câu hỏi thuộc phần vật lý 11 (chiếm 10%) được phân bố như sau: 

3 chương của học kỳ 1 là: dao động điều hòa; sóng cơ và điện xoay chiều, chiếm hơn 50%. Các câu hỏi của phần này phân bố đều từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao. Có đến 3/4 câu hỏi khó nhằm phân loại học sinh tập trung ở học kỳ 1, nhất là phần điện xoay chiều.

4 chương của học kỳ 2 là: dao động điện từ, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng và hạt nhân nguyên tử. Các câu hỏi chỉ ở mức độ nhận biết, thông hiểu hoặc vận dụng thấp, trong đó chỉ có 1 câu khó thuộc phần giao thoa ánh sáng. Yêu cầu của đề cũng nhẹ nhàng hơn đối với phần hạt nhân nguyên tử, là phần cuối của chương trình.

Phần vật lý 11 gồm 4 câu hỏi mức độ cơ bản, chỉ tập trung phần học kỳ 1 và đầu học kỳ 2, hoàn toàn không có phần quang hình học (do ảnh hưởng tình hình dịch Covid-19 vào năm học trước).

Mỗi học sinh cần có một thời khóa biểu cụ thể và thực hiện một cách nghiêm túc. Nhớ bám sát nội dung ôn tập mà giáo viên đã hướng dẫn, tránh học dàn trải, mất thời gian mà không hiệu quả. Ngoài ra, các em cần kết hợp giữa việc học tập và nghỉ ngơi, luôn tạo tâm lý thoải mái tự tin trước khi thi để đạt được kết quả cao nhất.


Hãy tập làm các đề thi thử, đề thi minh họa, đề thi những năm trước theo đúng thời gian quy định để làm quen với không khí thi cử. Với thời gian làm bài là 50 phút cho 40 câu, trước tiên các em lưu ý không được sa đà vào một câu nào đó sẽ mất thời gian khi làm bài. Nên đọc qua hết tất cả các câu, câu nào dễ và chắc chắn đúng chúng ta trả lời luôn. Câu nào hỏi về Atlat thì nhanh chóng sử dụng Atlat để trả lời ngay. Khi tập làm thử đề thi, cần chú ý cho quen rằng thường các câu sẽ có đáp án nhiễu (đáp án gần đúng, đánh lừa) nên phải đọc thật kỹ đề yêu cầu và loại trừ đáp án sai. 

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/giao-duc/on-thi-tot-nghiep-thpt-lam-quen-cau-hoi-co-dap-an-gay-nhieu-mon-dia-ly-1394057.html

  • Từ khóa

Những nỗ lực cấm dạy thêm bất thành ở châu Á

Chính phủ các nước ở châu Á như Trung Quốc dù nỗ lực ban hành chính sách chấn chỉnh tình trạng dạy học thêm nhưng không thể giải quyết tận gốc vấn đề vì...
07:28 - 15/05/2024
51 lượt xem

Luật Nhà giáo nghiêm cấm việc ép buộc học sinh học thêm, nộp tiền sai quy định

Một lần nữa, việc học thêm được đề cập tại nội dung những hành vi bị nghiêm cấm đối với nhà giáo trong dự thảo luật Nhà giáo vừa được Bộ GD-ĐT ban...
16:19 - 14/05/2024
419 lượt xem

Mỹ sa thải hàng loạt giáo viên

Trường học trên khắp nước Mỹ thông báo sa thải giáo viên và nhân viên giáo dục do gói viện trợ đại dịch liên bang sẽ kết thúc vào cuối tháng 9.
14:12 - 14/05/2024
460 lượt xem

Ký túc xá 0 đồng của học sinh Jarai

5 năm qua, hai khối nhà sau lưng Công an thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã trở thành ký túc xá miễn phí của cả trăm lượt học sinh Trường...
12:19 - 14/05/2024
515 lượt xem

Tạo tâm lý thoải mái cho học sinh ôn thi vào lớp 10

Thời điểm này, học sinh lớp 9 các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội bước vào giai đoạn ôn thi “nước rút” để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp...
09:13 - 14/05/2024
616 lượt xem