11
/
149958
Nghệ An: Giao gần 3.000 biên chế ngành giáo dục, tuyển dụng chưa được 1.000 người
nghe-an-giao-gan-3-000-bien-che-nganh-giao-duc-tuyen-dung-chua-duoc-1-000-nguoi
news

Nghệ An: Giao gần 3.000 biên chế ngành giáo dục, tuyển dụng chưa được 1.000 người

Thứ 5, 06/07/2023 | 15:56:00
2,119 lượt xem

Tỉnh Nghệ An được giao 2.820 chỉ tiêu biên chế ngành giáo dục. Theo kế hoạch, việc tuyển dụng phải hoàn thành trước 30/1 nhưng đến nay, các địa phương mới tuyển dụng được gần 1.000 người.

Năm học 2022-2023, tỉnh Nghệ An được Bộ Nội vụ phân bổ 2.820 biên chế. Tại kỳ họp 9, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII, ngày 12/10/2022, HĐND tỉnh này quyết nghị phê duyệt bổ sung 2.820 biên chế giáo viên năm học 2022-2023 cho Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Giao gần 3.000 biên chế ngành giáo dục, tuyển dụng chưa được 1.000 người - 1

Ông Nguyễn Viết Hưng, Giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An (Ảnh: P.B).

Cụ thể, bậc mầm non là 2.164 biên chế, tiểu học là 498 biên chế, THCS 142 biên chế và 16 biên chế THPT.

Trong tổng số 2.820 biên chế giáo viên được bổ sung, tỉnh Nghệ An phân bổ 1.337 biên chế để tuyển dụng giáo viên mầm non hợp đồng theo Nghị định số 06 năm 2018 của Chính phủ và hợp đồng theo Thông tư liên tịch số 09 năm 2013 của liên bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Nội vụ (giáo viên hợp đồng 06, 09).

Việc tuyển dụng này phải được hoàn thành trước ngày 30/1. Tuy nhiên, vấn đề này tiếp tục nóng nghị trường kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An tại phiên thảo luận tổ chiều 5/7 và thảo luận hội trường sáng 6/7. Nhiều đại biểu cho biết, việc tuyển dụng giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non hợp đồng 06, 09 quá chậm.

Đến thời điểm này, các trường THPT đã hoàn thành việc tuyển dụng đối với 16 chỉ tiêu biên chế được phân bổ. Đối với cấp huyện, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng 2.997 biên chế giáo viên nhưng đến nay mới chỉ tuyển được 796 người.

Trong số hơn 2.000 chỉ tiêu biên chế chưa tuyển dụng, có đến gần 1.000 người thuộc diện giáo viên mầm non hợp đồng 06 và 09.

Sau hơn nửa năm triển khai, mới chỉ có 9 huyện hoàn thành tuyển dụng nhóm giáo viên 06, 09 (Ảnh: N. Tú).

Từ đầu năm 2022, các giáo viên hợp động 06, 09 không còn được hưởng lương từ ngân sách địa phương. Việc được phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng và được xác định là "nhóm ưu tiên tuyển dụng" khiến các giáo viên rất vui mừng và mong ngóng, nhất là đối với các giáo viên tại một số địa phương đang bị nợ lương nhiều tháng liền.

Bởi vậy, việc chậm tuyển dụng dù đã có chỉ tiêu biên chế khiến người lao động trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo viên mầm non hợp đồng 06, 09 có nhiều "tâm tư".

Trả lời các đại biểu, ông Nguyễn Viết Hưng, Giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An cho biết, ngay khi có phân bổ chỉ tiêu biên chế của Trung ương, UBND tỉnh và Sở Nội vụ Nghệ An đã triển khai hết sức khẩn trương, từ phân bổ chỉ tiêu cho các huyện đến ban hành các văn bản, công văn chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể.

Đối với giáo viên mầm non hợp đồng 06, 09, sau gần nửa năm được tỉnh phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng mới có 9 huyện, gồm thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai và các huyện Con Cuông, Diễn Châu, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp hoàn thành. Các đơn vị còn lại đang triển khai các bước tuyển dụng và dự kiến tuyển dụng xong trước năm học 2023-2024.

"Nhiều huyện làm rất chậm. Có đơn vị tỉnh phân bổ chỉ tiêu nhưng phải đến 3 tháng mới xây dựng kế hoạch tuyển dụng, UBND huyện trình ban chỉ đạo thống nhất biên chế của huyện thêm 1 tháng, sau đó mới trình lên Sở Nội vụ thẩm định...", ông Hưng nói và cho rằng như thế là quá chậm.

Theo ông Nguyễn Viết Hưng, trong quá trình triển khai thực hiện tuyển dụng giáo viên nói chung và giáo viên mầm non hợp đồng 06, 09 nói riêng, Sở Nội vụ đã hết sức trách nhiệm, liên tục đôn đốc và mở "kênh" để tiếp nhận phản ánh các khó khăn, vướng mắc từ các huyện để kịp thời "gỡ vướng".

"Bí thư, Chủ tịch các huyện cần chỉ đạo phòng, ban chuyên môn thực hiện nghiêm túc các quyết định, yêu cầu của lãnh đạo tỉnh về tuyển dụng giáo viên", ông Hưng nói.

Theo Hoàng Lam/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/giao-gan-3000-bien-che-nganh-giao-duc-tuyen-dung-chua-duoc-1000-nguoi-20230706110222258.htm

  • Từ khóa

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
177 lượt xem

Hiệu quả từ mô hình lớp học 'chạy'

Từ năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) triển khai mô hình lớp học truyền thống kết hợp lớp học “chạy”.
14:09 - 15/05/2024
207 lượt xem

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.
09:55 - 15/05/2024
318 lượt xem

Những nỗ lực cấm dạy thêm bất thành ở châu Á

Chính phủ các nước ở châu Á như Trung Quốc dù nỗ lực ban hành chính sách chấn chỉnh tình trạng dạy học thêm nhưng không thể giải quyết tận gốc vấn đề vì...
07:28 - 15/05/2024
375 lượt xem

Luật Nhà giáo nghiêm cấm việc ép buộc học sinh học thêm, nộp tiền sai quy định

Một lần nữa, việc học thêm được đề cập tại nội dung những hành vi bị nghiêm cấm đối với nhà giáo trong dự thảo luật Nhà giáo vừa được Bộ GD-ĐT ban...
16:19 - 14/05/2024
735 lượt xem