11
/
150003
Sinh viên Malaysia ở nước ngoài gặp khó
sinh-vien-malaysia-o-nuoc-ngoai-gap-kho
news

Sinh viên Malaysia ở nước ngoài gặp khó

Thứ 6, 07/07/2023 | 09:38:00
2,112 lượt xem

Các gia đình có con du học tại Malaysia hiện lâm vào khó khăn về tài chính do đồng ringgit suy yếu.

Đồng tiền Malaysia suy yếu so với đồng đô la.

Nhiều du học sinh phải đi làm thêm, cắt giảm chi tiêu để đỡ đần gia đình.

Cuối phiên giao dịch ngày 23/6, đồng riggit (RM) của Malaysia ghi nhận phiên mất giá thứ năm liên tiếp, rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 7 tháng qua do đồng USD mạnh lên và giá dầu suy yếu. Điều này khiến nhiều gia đình có con học tập ở nước ngoài rơi vào tình thế khó khăn về tài chính, buộc phải chuyển sang vay nợ.

TS Jeyanthi Veluppillay, có con gái đang học chương trình Thạc sĩ Luật tại Đại học City Univeristy of London, Anh, cho biết chị dự định vay ngân hàng để trả học phí vì chi phí hiện nay đã vượt quá ngân sách ban đầu của gia đình.

“Tôi dự tính chi trả 350.000 RM (khoảng 1,7 tỷ) mỗi năm cho việc học hành và sinh hoạt của con gái ở nước ngoài. Nhưng bây giờ, sau khi đồng RM mất giá so với bảng Anh, chi phí đã tăng thêm từ 100.000 đến 450.000 RM, vượt quá ngân sách của tôi”, TS Jeyanthi nói.

Vì vay ngân hàng, TS Jeyanthi, 52 tuổi, cũng phải hoãn việc nghỉ hưu trong thời gian tới để trả nợ.

Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, nhiều sinh viên Malaysia tại nước ngoài đã thay đổi lối sống, cắt giảm chi tiêu và làm thêm bán thời gian. Sinh viên Amanda Mei Chandran, 19 tuổi, theo học ngành Thiết kế truyền thông tại Đại học Temasek Polytechnic,

Singapore, cho biết cha mẹ cô sẽ gặp khó khăn khi chi trả học phí vì hiện nay, chi phí hàng năm đã vượt quá 3.000 USD. Nếu đồng RM tiếp tục suy yếu, khả năng gia đình Amanda sẽ không còn đủ sức chi trả.

Cha mẹ Amanda cũng đang chi trả tài chính cho hai người em của Amanda đang học tại Singapore. Trước đây, họ phải chi từ 15.000 đến 20.000 RM để nuôi ba người con nhưng hiện nay, số tiền này đã tăng gấp đôi sau khi đồng RM mất giá so với đồng đô la Singapore.

Để hỗ trợ gia đình, Amanda hạn chế đi ăn ngoài và làm việc vào cuối tuần để trả hóa đơn điện thoại, tạp hóa.

“Điều này khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Tôi đang học toàn thời gian và làm việc bán thời gian vào cuối tuần tại một cửa hàng đồ uống để đảm bảo cha mẹ không phải chịu gánh nặng tài chính. Nếu đồng RM tiếp tục giảm, họ sẽ không đủ khả năng chi trả cho việc học tập của tôi ở Singapore”, Amanda chia sẻ.

Còn Natasha Singam, sinh viên y khoa 22 tuổi đang học tại Đại học Monash, Australia, cho biết cô đã chuyển sang mua đồ ăn rẻ hơn và làm nhân viên lễ tân bán thời gian tại ký túc xá. Giống như Amanda, Natasha nhận công việc bán thời gian khi đồng RM bắt đầu suy yếu so với đồng đô la Australia.

“Nhiều sinh viên Malaysia đang tìm công việc bán thời gian để cân bằng tài chính vì tiền thuê trọ ở Australia rất đắt đỏ còn việc đồng RM suy yếu khiến gia đình họ lâm vào bế tắc”, Natasha cho hay.

Theo Bộ Giáo dục Đại học Malaysia, gần 47.000 sinh viên Malaysia đang theo học tại các trường đại học nước ngoài vào giữa năm 2022. Riêng tại Singapore, khoảng 1.300 sinh viên Malaysia theo học.

Tính từ đầu năm 2023, đồng RM đã giảm 6,2%, dừng ở mức 4,6588 RM so với đồng đô la Mỹ. Còn so với bảng Anh, đồng RM đã giảm 11,4% xuống còn 5,8775; giảm 5,1% xuống còn 3,4340 so với đồng đô la Singapore và giảm 3,6% xuống còn 3,0834 RM so với đồng đô la Australia.

Theo Tú Anh/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-malaysia-o-nuoc-ngoai-gap-kho-post645775.html

  • Từ khóa

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
120 lượt xem

Hiệu quả từ mô hình lớp học 'chạy'

Từ năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) triển khai mô hình lớp học truyền thống kết hợp lớp học “chạy”.
14:09 - 15/05/2024
155 lượt xem

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.
09:55 - 15/05/2024
260 lượt xem

Những nỗ lực cấm dạy thêm bất thành ở châu Á

Chính phủ các nước ở châu Á như Trung Quốc dù nỗ lực ban hành chính sách chấn chỉnh tình trạng dạy học thêm nhưng không thể giải quyết tận gốc vấn đề vì...
07:28 - 15/05/2024
317 lượt xem

Luật Nhà giáo nghiêm cấm việc ép buộc học sinh học thêm, nộp tiền sai quy định

Một lần nữa, việc học thêm được đề cập tại nội dung những hành vi bị nghiêm cấm đối với nhà giáo trong dự thảo luật Nhà giáo vừa được Bộ GD-ĐT ban...
16:19 - 14/05/2024
682 lượt xem