11
/
155736
"Thiếu 127.000 giáo viên, không tuyển được vì áp lực cao, lương thấp"
thieu-127-000-giao-vien-khong-tuyen-duoc-vi-ap-luc-cao-luong-thap
news

"Thiếu 127.000 giáo viên, không tuyển được vì áp lực cao, lương thấp"

Thứ 4, 01/11/2023 | 14:51:00
1,992 lượt xem

Trước thực trạng thừa - thiếu giáo viên mà một số đại biểu Quốc hội đề cập, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn cho biết đến nay, cả nước thiếu hơn 127.000 giáo viên và con số này gia tăng không ngừng.

Cuối phiên thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 1/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn được mời giải trình làm rõ các vấn đề liên quan đến ngành mà đại biểu Quốc hội đề cập.

Trước thực trạng thừa - thiếu giáo viên mà một số đại biểu Quốc hội đề cập, Bộ trưởng Giáo dục cho biết đến nay, cả nước còn thiếu hơn 127.000 giáo viên, con số này gia tăng không ngừng bởi số lượng học sinh tăng lên rất nhiều. Riêng Bình Dương, trong đầu năm học mới đã tăng 35.000 học sinh.

Trong khi đó, vẫn còn tình trạng giáo viên nghỉ việc. Tính đến tháng 9, toàn quốc có hơn 17.000 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc.

Thiếu 127.000 giáo viên, không tuyển được vì áp lực cao, lương thấp - 1

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (Ảnh: Phạm Thắng).

Cùng với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục đã xác định chỉ tiêu tuyển giáo viên cho các địa phương là hơn 26.000, nhưng theo thống kê của ngành nội vụ, hiện nay các tỉnh vẫn còn lại 64.000 chỉ tiêu chưa dùng.

Việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó, có nơi để dành cho 10% cắt giảm nhưng có nơi không có nguồn tuyển, thậm chí có nơi có nguồn nhưng không tuyển được người vì áp lực lớn mà lương thấp.

Cho biết Bộ Nội vụ xác định trong năm 2023-2024 giao hơn 27.800 chỉ tiêu tuyển giáo viên cho các tỉnh, ông Sơn đề nghị các tỉnh cần tuyển hết chỉ tiêu.

Nhận định đây là vấn đề rất lớn, Bộ trưởng Giáo dục nhấn mạnh cần giải pháp như điều chỉnh lương, chế độ chính sách, nhà công vụ...

Liên quan việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu dự đoán cần 50.000-100.000 nhân lực cho lĩnh vực này, trong đó yêu cầu nhiều trình độ, chuyên môn nhưng ưu tiên cho nhóm nhân lực thiết kế vi mạch, bán dẫn.

Hiện nay, có 35 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đang đào tạo những lĩnh vực trực tiếp hoặc liên quan ngành này. Bộ Giáo dục cũng đã ký hiệp định với Intel và nhiều doanh nghiệp để xác định chính xác nguồn nhân lực cho các nhóm nhằm có hướng đào tạo, tránh thừa nhân lực.

Tư lệnh ngành giáo dục cho biết dự kiến trong 2024 sẽ tuyển sinh trên 1.000 nhân lực trực tiếp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn, các lĩnh vực liên quan sẽ tuyển trên 7.000 học viên và tăng dần 20-30% hàng năm.

Thiếu 127.000 giáo viên, không tuyển được vì áp lực cao, lương thấp - 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng 2/11 (Ảnh: Phạm Thắng).

Cho rằng con số này "có thể đáp ứng được" đến năm 2023, song Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý bán dẫn là lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi cao nên cũng cần đầu tư cao, vì không thể "tay không bắt chip" trong lĩnh vực này.

Ông đề nghị Quốc hội, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư các phòng thực hành để có đủ điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo trong ngành quan trọng này.

Vấn đề tiếp theo được ông Sơn đề cập là tài chính chi cho đổi mới giáo dục. Theo báo cáo, con số này là hơn 213.000 tỷ đồng, bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

"Con số chi trực tiếp cho đổi mới giáo dục gồm biên soạn chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, thẩm định sách giáo khoa, tập huấn cho giáo viên toàn quốc, có tổng chi phí hơn 395 tỷ đồng", ông Sơn nói.

Về việc giao Bộ Giáo dục chuẩn bị trình Quốc hội phương án biên soạn một bộ sách giáo khoa, ông Sơn cho rằng từ nay đến 2024, việc quan trọng nhất cần ưu tiên là thẩm định chất lượng sách giáo khoa cho lớp 5, 9, 12 thật tốt, đảm bảo đủ sách giáo khoa cho năm học tới.

Theo Hoài Thu/ Dân trí

https://dantri.com.vn/xa-hoi/thieu-127000-giao-vien-khong-tuyen-duoc-vi-ap-luc-cao-luong-thap-20231101131449822.htm

  • Từ khóa

Luật Nhà giáo nghiêm cấm việc ép buộc học sinh học thêm, nộp tiền sai quy định

Một lần nữa, việc học thêm được đề cập tại nội dung những hành vi bị nghiêm cấm đối với nhà giáo trong dự thảo luật Nhà giáo vừa được Bộ GD-ĐT ban...
16:19 - 14/05/2024
177 lượt xem

Mỹ sa thải hàng loạt giáo viên

Trường học trên khắp nước Mỹ thông báo sa thải giáo viên và nhân viên giáo dục do gói viện trợ đại dịch liên bang sẽ kết thúc vào cuối tháng 9.
14:12 - 14/05/2024
235 lượt xem

Ký túc xá 0 đồng của học sinh Jarai

5 năm qua, hai khối nhà sau lưng Công an thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã trở thành ký túc xá miễn phí của cả trăm lượt học sinh Trường...
12:19 - 14/05/2024
275 lượt xem

Tạo tâm lý thoải mái cho học sinh ôn thi vào lớp 10

Thời điểm này, học sinh lớp 9 các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội bước vào giai đoạn ôn thi “nước rút” để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp...
09:13 - 14/05/2024
378 lượt xem

Học thêm 'vì chương trình nặng'?

Nhiều phụ huynh cho biết lý do phải cho con cấp tiểu học đi học thêm trái với quy định của Bộ GD-ĐT vì 'chương trình hiện nay nặng'. Thực tế như thế...
07:40 - 14/05/2024
391 lượt xem