11
/
53106
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Mỗi người cần có một câu hỏi để tìm học, giải đáp
giao-su-ngo-bao-chau-moi-nguoi-can-co-mot-cau-hoi-de-tim-hoc-giai-dap
news

Giáo sư Ngô Bảo Châu: Mỗi người cần có một câu hỏi để tìm học, giải đáp

Thứ 2, 11/09/2017 | 08:34:39
785 lượt xem

Sáng 9-9, tại Đại học Sư phạm Huế, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu đến từ Đại học Chicago - Hoa Kỳ, Giám đốc Viện nghiên cứu Cao cấp về Toán học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có buổi trò chuyện với các sinh viên.

Giáo sư Ngô Bảo Châu tại buổi nói chuyện Ảnh: NĐT

Qua buổi nói chuyện, GS đã có những trao đổi về kinh nghiệm từ việc học, đến lúc đi làm và nghiên cứu khoa cho các bạn sinh viên.

“Nghiên cứu khoa học không phải làm những gì cao siêu, không phải làm để nhận giải Nobel, mà từ những đề tài nhỏ các bạn phải tìm tòi rồi đến các thầy để học hỏi, để nhận được sự chỉ dẫn. Các bạn chủ động tổ chức nhóm để trao đổi với nhau, làm seminar... như vậy thì các bạn có sự tiến bộ rất nhanh.

Nghiên cứu khoa học phải có sự đam mê, thích thú thực sự nếu không có đam mê thì không ai tài giỏi gì mà làm được cả vì việc nghiên cứu khoa học đòi hỏi mình phải toàn tâm, toàn ý vào việc đó. Nếu có sự đam mê thực sự thì phải dành thời gian cho việc đó.

Riêng với ngành toán thì có nhiều giai đoạn riêng, mỗi giai đoạn có một thú vị riêng. Trước hết mình có một câu hỏi, mình đau đáu về câu hỏi đó và muốn giải đáp chính nó. Khi đã có câu hỏi thì mình phải đi tìm học để giải đáp câu hỏi đó. Nếu không có câu hỏi thì rất khó để làm việc” - GS Ngô Bảo Châu chia sẻ.

Một bạn đến từ Trường Đại học Sư phạm Huế đặt câu hỏi: Bản thân em học ngành giáo dục mầm non, sau này ra đi dạy thì chỉ dạy những con số cơ bản, đơn giản thế nhưng khi ngồi học trên trường thì chúng em lại được dạy những bài toán rất cao siêu, những con số rườm rà. Vậy em muốn hỏi giáo sư rằng, liệu cách dạy như vậy có đáp ứng được với ngành nghề của em sau này không?

GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Học không bao giờ là thừa cả, không phải sau này chỉ dạy những con số đơn giản, bài toán đơn giản thì bây giờ chúng ta chỉ học những thứ đó mà phải học bao quát, rộng lớn.

Ví dụ như sau này ra xã hội, bạn phải biết như thế nào là xác suất thống kê, phải biết tính toán những bài toán khác để vận dụng vào xã hội; rồi bạn phải biết thêm về lịch sử thế giới như thế nào, lịch sử địa phương như thế nào. Nói chung, bạn muốn cuốc đất giỏi thì phải biết thêm những việc khác liên quan đến nhiều thứ quanh đó”.

Theo Lao động

  • Từ khóa

Điểm xét tuyển học bạ vào Trường ĐH Luật Hà Nội trên 31, trường nói gì?

Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi áp dụng thang điểm 30 thì phải giảm điểm cộng ưu tiên để điểm xét tuyển của thí sinh không vượt 30...
14:47 - 21/05/2024
122 lượt xem

Thí sinh, phụ huynh bối rối với xét tuyển sớm, chuyên gia khuyên gì?

Tính đến ngày 20-5, đã có hơn 20 trường đại học, học viện công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm theo phương thức xét học bạ.
08:19 - 21/05/2024
269 lượt xem

Thêm 2 quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thêm 2 quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ.
15:47 - 20/05/2024
667 lượt xem

Điểm trúng tuyển bằng học bạ quá thấp, nỗi lo chất lượng đào tạo

Hàng loạt trường ĐH lấy điểm sàn xét tuyển ở phương thức học bạ chỉ 15 điểm/3 môn. Hiện nay, một số trường ĐH đã công bố điểm trúng tuyển; trong đó thí...
08:20 - 20/05/2024
870 lượt xem

Có chắc suất vào đại học khi trúng tuyển sớm?

Các chuyên gia khuyến cáo, thí sinh không nên chủ quan khi biết mình trúng tuyển bằng phương xét tuyển sớm.
09:38 - 19/05/2024
1,398 lượt xem