11
/
67374
Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay
chua-bao-gio-ap-luc-voi-giao-vien-lon-nhu-hien-nay
news

Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay

Thứ 6, 16/11/2018 | 14:27:58
838 lượt xem

Áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay.

Chưa bao giờ giáo dục bất an, giáo viên áp lực như hiện nay là nhận định của nhiều chuyên gia, giáo viên hiện nay. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Chưa bao giờ giáo dục bất an, giáo viên áp lực như hiện nay là nhận định của nhiều chuyên gia, giáo viên hiện nay. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Áp lực lao động nghề nghiệp của nhà giáo phổ thông hiện nay: Thực trạng – nguyên nhân – giải pháp” do Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục tổ chức sáng 16.11.

Nhiều giáo viên luôn lo lắng “số phận” của mình sẽ ra sao

Bàn về những sự kiện “nổi sóng” trong biên chế giáo viên gần đây, PGS.TS Đặng Quốc Bảo - nguyên Hiệu trưởng Trường cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo (nay là Học viện Quản lý Giáo dục) trăn trở: Giáo viên hiện nay luôn lo lắng cho số phận của mình sẽ ra sao, sẽ đi về đâu… Sự kiện giáo viên mất việc ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), Thanh Oai (Hà Nội) là những trăn trở lớn.

Không chỉ công việc giảng dạy kiến thức, giáo viên phải chịu áp lực trước dư luận. Thậm chí, học sinh đánh nhau ngoài trường cũng lại đổ lỗi cho giáo viên, cho giáo dục trong khi các em chỉ có khoảng 4-6 tiếng tại nhà trường, còn lại là về gia đình, xã hội.

TS Nguyễn Thị Quế Anh - Học viện Chính trị khu vực I cũng đưa ra những trăn trở: Đánh giá một cách công tâm sẽ cho thấy nghề giáo viên thời nay chứa đựng quá nhiều nguy hiểm. Không có bất cứ nghề nào như nghề giáo khi mà giáo viên mỗi ngày đến lớp lại mang theo một tâm trạng lo sợ.

Giáo viên phải chịu mọi áp lực từ cơ chế quản lý nhà nước, trong dạy và học, trong các mối quan hệ… Những chỉ tiêu khủng khiếp về bệnh thành tích, về chỉ tiêu như 100% lên lớp thẳng, chất lượng bộ môn 99%, duy trì sĩ số 98%...

TS Nguyễn Thị Quế Anh cũng đề cập đến áp lực lớn về mức lương tối thiểu chưa đủ nuôi bản thân và gia đình.

Các đại biểu tao đổi tại hội thảo. Ảnh: HNCác đại biểu tao đổi tại hội thảo. Ảnh: HN

Chưa bao giờ ngành giáo dục bất an như hiện nay từ biên chế, tiêu cực, thiếu giáo viên - đó là chia sẻ  của TS Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam.

“Giáo dục Việt Nam trong 5 năm gần đây đã có một đường lối phát triển giáo dục quốc gia hết sức đúng đắn, sáng suốt, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực ưu tiên để phát triển, để đầu tư.

Nhưng thực tế cho đến nay, trường sở không đủ chỗ cho trẻ em theo học, thiết bị, môi trường giáo dục không được phát triển tương xứng. Tiêu cực ngành Giáo dục không ngày nào không được các cơ quan truyền thông đề cập. Đặc biệt nghề dạy học chưa bao giờ lại là nghề bấp bênh nhất từ trước đến nay, từ biên chế, tiêu cực, thiếu giáo viên...”, TS Lâm bày tỏ.

Tạo niềm vui, hạnh phúc mỗi ngày đến trường

Từ những áp lực trên, TS Nguyễn Tùng Lâm đề xuất: Giáo viên, nhà giáo chủ động vượt qua áp lực nghề nghiệp này, không còn cách nào khác phải giúp họ vượt qua chính mình, dám đương đầu với nghịch cảnh, tìm niềm vui, hạnh phúc trong quá trình sáng tạo nghề nghiệp...

Các nhà trường, nhà giáo cần chú trọng phát huy nội lực, tìm niềm vui, hạnh phúc trong sáng tạo nghề nghiệp. Điều quan trọng nữa là giáo dục cần sự quan tâm của cả xã hội, giáo dục đâu chỉ là câu chuyện của nhà trường.

PGS.TS Đặng Quốc Bảo trăn trở về sự lo lắng của giáo viênPGS.TS Đặng Quốc Bảo trăn trở về sự lo lắng của giáo viên

PGS.TS Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh cần có những chính sách đảm bảo sự ổn định, sự yên tâm trong công tác cho giáo viên.

Ở các nước tiên tiến, người giáo sinh tốt nghiệp qua một kì sát hạch đủ tiêu chuẩn làm thầy giáo sẽ kí hợp đồng lao động theo một khung thời gian đủ khích lệ sự yên tâm trong công việc và được thăng tiến theo kết quả lao động.

Bên cạnh đội ngũ giáo viên đại trà, các nhà nước đều có chính sách phát triển, bồi dưỡng người thầy tinh hoa. Đội ngũ người thầy tinh hoa là nhân tố dẫn lối cho sự phát triển giáo dục chung.

Theo Huyên Nguyễn/Báo Lao động

  • Từ khóa

Rớt lớp 10 trường công lập không phải là một thảm họa

Học sinh lớp 9 đối mặt nhiều áp lực trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Tôi muốn kể câu chuyện bản thân mình trưởng thành từ trung tâm giáo dục thường xuyên...
20:28 - 29/04/2024
140 lượt xem

Đào tạo nhân lực sư phạm: Có cần kỳ thi riêng?

Năm 2024, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TPHCM tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng cùng các phương thức tuyển sinh khác
12:42 - 29/04/2024
336 lượt xem

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
973 lượt xem

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
1,624 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
1,975 lượt xem