11
/
70367
Chiến tranh biên giới sẽ được đưa vào giảng dạy trong chương trình mới
chien-tranh-bien-gioi-se-duoc-dua-vao-giang-day-trong-chuong-trinh-moi
news

Chiến tranh biên giới sẽ được đưa vào giảng dạy trong chương trình mới

Thứ 6, 15/02/2019 | 16:59:45
779 lượt xem

Việc trình bày lịch sử chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam, phía Bắc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 đến nay còn sơ lược, không tương xứng vị trí và ý nghĩa của những quá trình lịch sử đó.

GS Phạm Hồng Tung cho hay trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc sẽ được đổi mới khá căn bản, toàn diện và cẩn trọng. Ảnh: HN

GS Phạm Hồng Tung cho hay trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc sẽ được đổi mới khá căn bản, toàn diện và cẩn trọng. Ảnh: HN

GS-TS Phạm Hồng Tung - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐH Quốc gia Hà Nội, chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới cho biết: Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vùng biên giới phía Bắc (17.2.1979-18.3.1979) và cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc ở và biển Đông (1979-1991) là những quá trình lịch sử hoàn toàn có thật, có ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

Tuy nhiên, cũng giống như lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Tây Nam (1975-1978), các quá trình lịch sử này cho tới nay còn chưa được nghiên cứu và trình bày đầy đủ trên các diễn đàn công khai ở Việt Nam, đặc biệt là trong nội dung giáo dục lịch sử trong nhà trường phổ thông các cấp.

Theo GS Tung, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các nội dung này sẽ được trình bày đầy đủ hơn.

Ở cấp tiểu học, học sinh sẽ được tiếp cận từng giai đoạn lịch sử, những điểm nhấn quan trọng thông qua những chuyện kể lịch sử, truyền thuyết, di tích, di sản, hiện vật tiêu biểu phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Với cách tiếp cận này, hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc chưa được đề cập đến.

Ở cấp THCS, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976-1991”. Đây cũng là nội dung lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải với lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông được trình bày.

Với tính chất của một nội dung thông sử, vấn đề này sẽ được trình bày ở mức tóm lược những nguyên nhân và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử dân tộc.

Ở cấp THPT, lịch sử hai cuộc chiến nêu trên sẽ được tiếp tục trình bày trong khuôn khổ chủ đề “Cách mạng tháng Tám 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng năm 1945 đến nay)”.

Chủ đề này được tổ chức dạy và học trong lớp 12. Như vậy, lịch sử hai cuộc chiến tranh này được đặt trong một mạch nội dung cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Cách đặt vấn đề như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu về cuộc chiến này đặt trên một hệ quy chiếu lịch sử đồng nhất là lịch sử quân sự - lịch sử kháng chiến và chiến tranh chống ngoại xâm. Theo cách này, việc tìm hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh của học sinh sẽ thuận lợi hơn, sâu sắc hơn, đồng thời cũng tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung chương trình giáo dục nhân danh “vấn đề nhạy cảm”.

Tương tự, lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và Biển Đông sẽ được trình bày kĩ hơn trong 3 chủ đề: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” (lớp 11), “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” lớp 12. Các vấn đề này sẽ được xem xét trong cái nhìn toàn diện, hệ thống, vừa sâu sắc, vừa toàn diện hơn, vì vậy không ai còn có thể ngại ngùng về tính “nhạy cảm” của nó nữa, GS Tung nói.

Như vậy, với cách thức cấu trúc như vậy, lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (bao gồm Kháng chiến chống thực dân Pháp, Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc) sẽ được đề cập ít nhất 2 lần ở cấp THCS và THPT với mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Riêng vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau 1979, được đề cập đến ít nhất 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau.

Theo Huyên Nguyễn/Lao động

  • Từ khóa

Trường quốc tế phát sách 'nhạy cảm' cho học sinh lớp 11, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trưa 3.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông tin về việc phụ huynh học sinh một trường quốc tế phản ánh học sinh được phát sách đọc có nội dung nhạy cảm với...
17:09 - 03/05/2024
282 lượt xem

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học

Trong khi giáo dục phổ thông 'lạm phát' học sinh giỏi thì ở nhiều trường đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn (3 môn) là trúng tuyển, thậm...
15:10 - 03/05/2024
324 lượt xem

Lần đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu du học sinh thi đầu vào mới được nhập học

Kỳ thi tuyển sinh ĐH này áp dụng với một số đối tượng nhất định, theo thông tin do Hội đồng xét duyệt học bổng Trung Quốc (CSC) thuộc Bộ Giáo dục Trung...
10:48 - 03/05/2024
459 lượt xem

Thành lập hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
09:16 - 03/05/2024
477 lượt xem

Từ hôm nay, Úc tiếp tục tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh

Sau hơn nửa năm kể từ khi công bố yêu cầu mới về tài chính, Úc tiếp tục tăng mức tối thiểu mà du học sinh phải chứng minh để được xét duyệt thị thực du...
06:45 - 03/05/2024
528 lượt xem