19
/
152602
Lấp 'khoảng trống pháp lý' để phát triển văn hóa
lap-khoang-trong-phap-ly-de-phat-trien-van-hoa
news

Lấp 'khoảng trống pháp lý' để phát triển văn hóa

Thứ 2, 28/08/2023 | 11:35:00
2,113 lượt xem

Công tác thể chế được Bộ VH-TT-DL quan tâm nhằm lấp khoảng trống pháp lý để phát triển văn hóa.

Chỉ đạo "khắc phục chậm thể chế hóa đường lối"

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tháng 11.2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Trước hết là tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa để đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, xây dựng con người VN trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng, phát triển văn hóa từ T.Ư đến cơ sở".

Lấp 'khoảng trống pháp lý' để phát triển văn hóa - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh với văn nghệ sĩ tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tháng 11.2021 Huấn Trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho rằng: "Đối với công tác quản lý nhà nước, cần sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hóa, xây dựng con người". Tổng Bí thư đề cập đến việc đẩy mạnh công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý văn hóa các cấp, nâng mức đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực cho phát triển văn hóa…

Trong báo cáo kết quả nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa con người VN, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng cũng nhắc tới công việc thể chế hóa đường lối này. Theo đó, trong thời gian qua, Bộ VH-TT-DL đã "đổi mới cách thức tiếp cận và tư duy quản lý từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa thông qua công cụ pháp luật, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn khơi thông nguồn lực phát triển văn hóa".

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, năm 2021, năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2021 - 2025, Bộ VH-TT-DL đã chọn chủ đề công tác năm là "Năm hoàn thiện thể chế". Kể từ đó, bộ đã rà soát, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch với 170 văn bản. Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL cũng phê duyệt đề án tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý pháp luật về văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2021 - 2026 với 5 dự án luật, 9 nghị định. Bộ cũng gắn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế với tổ chức thực thi pháp luật thông qua cuộc thi sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa cơ sở.

Nhìn lại, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL cho rằng: "Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế được chú trọng, thực hiện chủ động, bài bản và có chuyển biến tích cực". Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2025 đến nay, Bộ VH-TT-DL đã chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua: 2 dự án luật, phối hợp trình 1 dự án luật; 11 nghị định của Chính phủ; 1 nghị quyết chuyên đề về du lịch; 12 quyết định, 2 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền 48 thông tư…

Kiến tạo môi trường văn hóa từ hoàn thiện thể chế

Bộ VH-TT-DL đánh giá: "Nguồn lực đầu tư cho văn hóa từng bước được khơi thông". Theo đó, Bộ VH-TT-DL đã tham mưu, báo cáo với T.Ư, Chính phủ, Quốc hội và Hội nghị T.Ư khóa XIII, kết quả nhiều chủ trương đã được thông qua trên lĩnh vực văn hóa. Đó là: Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người VN giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến 2045; Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2021 - 2025. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được bố trí cấp vốn điều lệ.

Một số công trình điểm nhấn được ủng hộ, bố trí vốn như cải tạo Nhà hát Lớn Hà Nội, không gian văn hóa kịch nghệ quốc gia, Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật quốc gia, Nhà hát Kịch VN cơ sở 2, khu nghi lễ thờ tổ của Làng văn hóa du lịch các dân tộc VN. Chính phủ đã ưu tiên dành 1.428 tỉ đồng để 17 tỉnh, TP triển khai 17 dự án tu bổ, tôn tạo các di tích được UNESCO ghi danh, di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu.

Nguồn lực đầu tư cho văn hóa năm 2022 của các địa phương bước đầu đã có sự thay đổi tích cực, đặc biệt sau Hội nghị văn hóa toàn quốc. Dự toán ngân sách năm 2022 của nhiều tỉnh, TP phân bổ cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đã đạt tỷ lệ trên 2% tổng chi ngân sách địa phương.

Bộ VH-TT-DL cũng đang xây dựng 2 đề án trọng tâm, từ đó làm cơ sở cho các chính sách phát triển văn hóa. Đề án "Xây dựng bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững" hướng tới mục tiêu phát triển một bộ công cụ giúp đo lường, đánh giá và giám sát mức độ đóng góp của văn hóa vào tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở cấp tỉnh, thành và cấp quốc gia. Nội dung của các chỉ số này sẽ mang tính bao quát, thể hiện sự tương thích chặt chẽ giữa văn hóa và phát triển bền vững. Đề án "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa VN đến năm 2030, tầm nhìn 2045" nhằm xây dựng một khung định hướng cho việc phát triển các ngành này phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Mặc dù vậy, theo Bộ VH-TT-DL, ngành còn cần nhiều hỗ trợ trong thời gian tới để "lấp khoảng trống pháp lý" nhằm thúc đẩy và khơi thông nguồn lực cho văn hóa phát triển. Theo đó, Bộ VH-TT-DL cần sự ủng hộ chủ trương để hoàn thiện thể chế chính sách dựa trên yếu tố đặc thù của ngành văn hóa về tuổi lao động, tiền lương cho người hoạt động nghệ thuật, chính sách cho nghệ nhân giữ di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, Bộ VH-TT-DL đang tập trung hoàn thiện để tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sớm phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người VN giai đoạn 2025 - 2035".

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/lap-khoang-trong-phap-ly-de-phat-trien-van-hoa-185230827233258199.htm  

  • Từ khóa

Ngành công nghiệp K-pop suy thoái!

Sao chép và thiếu sáng tạo, thiếu người thừa kế… là những gì mà truyền thông đang nhắc đến nền công nghiệp giải trí xứ kim chi (hay còn gọi là K-pop).
07:55 - 11/05/2024
316 lượt xem

Nỗ lực lan tỏa di sản tư liệu Việt Nam

Việc những bản đúc nổi trên cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế vừa được công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nâng tổng số di sản tư liệu...
15:59 - 10/05/2024
700 lượt xem

Đề xuất chi hơn 256 nghìn tỉ đồng phát triển văn hóa

Bộ VH-TT-DL đề xuất chi 256.250 tỉ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong 11 năm từ 2025 - 2035, phấn đấu công nghiệp văn...
13:58 - 10/05/2024
774 lượt xem

Nghệ sĩ cải lương Nam, Bắc hội ngộ đờn ca tài tử ở Hải Phòng

Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam Bắc đã hội ngộ trong Liên hoan Nghệ thuật đờn ca tài tử mở rộng do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức tối 9-5, tại...
14:30 - 10/05/2024
759 lượt xem

Tranh luận chuyện mời TikToker đào tạo tại 'Học viện cải lương', nhà sản xuất nói gì?

Việc TikToker Đức Anh trở thành khách mời trong 'Học viện cải lương' khiến nhiều người e dè. Phía nhà sản xuất cũng có những phản hồi liên quan đến thông...
11:11 - 10/05/2024
845 lượt xem