19
/
153961
Di tích lịch sử - di sản tư tưởng Hồ Chí Minh trên quê hương Bắc Giang
di-tich-lich-su-di-san-tu-tuong-ho-chi-minh-tren-que-huong-bac-giang
news

Di tích lịch sử - di sản tư tưởng Hồ Chí Minh trên quê hương Bắc Giang

Thứ 3, 26/09/2023 | 13:50:00
2,034 lượt xem

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình cảm, sự quan tâm đặc biệt đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang. Các địa điểm Bác Hồ về thăm Bắc Giang ngày nay trở thành các di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nơi ghi dấu hình ảnh, tư tưởng, tác phong của Người; là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước của nhân dân Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Các di tích lịch sử có giá trị

Tại địa điểm cầu sông Thương, ngày 24/1/1955 (tức ngày mồng một Tết Ất Mùi), Bác Hồ đã về thăm và chúc Tết cán bộ, công nhân Việt Nam và các chuyên gia nước bạn Trung Quốc đang giúp nước ta xây dựng cầu Phủ Lạng Thương, cùng nhân dân thị xã Phủ Lạng Thương (nay là TP Bắc Giang). Năm 2015, TP Bắc Giang đã đầu tư xây dựng tượng đài chiến thắng không quân Mỹ trong khuôn viên bên đầu cầu thuộc phường Trần Phú nhằm tri ân, tưởng nhớ những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ cầu, bảo vệ quê hương.

Bác Hồ về thăm và nói chuyện với nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Bắc tại Sân vận động Bắc Giang, ngày 17/10/1963. Ảnh tư liệu tại Bảo tàng tỉnh.

Địa điểm cầu sông Thương đã được UBND tỉnh Bắc Giang xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 gồm 2 hạng mục công trình: Cầu sông Thương và tượng đài chiến thắng không quân Mỹ có tổng diện tích 9041,45 m2.

Khán đài B sân vận động Bắc Giang (còn gọi là lễ đài sân vận động thị xã Bắc Giang) nơi hai lần Bác về thăm và nói chuyện với đồng bào vào các năm 1961, 1963. Trải qua thời gian, khu khán đài B đã xuống cấp và được cải tạo, nâng cấp vào những năm 1976-1978. Khán đài B sân vận động thị xã Bắc Giang đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 774 - QĐ/BT ngày 21/6/1993 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đồng thời là địa điểm diễn ra các sự kiện văn hóa - thể thao lớn của tỉnh.

Tại huyện Hiệp Hòa, ngày 8/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm. Bác đi thăm các gia đình nông dân được chia quả thực, thăm nơi ở của cán bộ đoàn cải cách ruộng đất, làm việc với Ban Cán sự Đảng ủy tại đình Cẩm Xuyên, tham dự và nói chuyện tại Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt 2 và nhân dân tại soi Vải ven sông Cầu. Địa điểm lưu niệm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên hiện nay thuộc khu soi bãi phù sa phía ngoài đê sông Cầu. 

Trên nền khu hội trường năm xưa nơi Bác Hồ về đứng nói chuyện với hội nghị, nhân dân xây dựng bia kỷ niệm, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây trên nền đình thôn Cẩm Xuyên. Năm 2018-2019, huyện Hiệp Hòa đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng làm đường bê tông, cổng vào, lát sân, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống thoát nước, nhà bia khang trang, sạch đẹp. Di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh (Quyết định số 40/QĐ-CT ngày 01/01/2001), xếp hạng quốc gia năm 2021 (Quyết định số 1900/QĐ-BVHTTDL ngày 18/6/2021).

Tại huyện Yên Dũng, ngày 6/4/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Hợp tác xã Tân An (Yên Dũng), hợp tác xã nông nghiệp bậc cao của tỉnh lúc đó để trực tiếp kiểm tra xem xét phong trào hợp tác xã và nói chuyện với hơn 3 nghìn đồng bào trong xã và các xã bạn. Để ghi dấu sự kiện lịch sử này, địa điểm Lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân An đã được quy hoạch thành khu di tích với diện tích 1.516 m2 gồm nhà bia với kiến trúc 2 tầng 8 mái trên đó có tấm bia dựng năm 1961 với dòng chữ đỏ: "Nơi đây, ngày 6/4/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và đứng nói chuyện với cán bộ và nhân dân Tân An..." cùng các hạng mục khác như khuôn viên, vườn cây. 

Trong chuyến thăm Tân An, Bác Hồ còn thăm làng chiến đấu Long Trì. Tại đây, Người đã thăm hỏi đời sống của bà con xã viên, thăm những gia đình có công với cách mạng, thăm giếng nước, bến ao làng. Ngày nay, Long Trì có một hồ nước rộng, người dân vẫn gọi với cái tên đầy tôn kính “Ao cá Bác Hồ”. Địa điểm Lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân An đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia (Quyết định số 295 - QĐ/BT ngày 12/2/1994). Địa điểm địa đạo làng chiến đấu Long Trì được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh (Quyết định số 2487/QĐ-UBND ngày 31/12/2009).

Những chuyến thăm của Bác Hồ tới Bắc Giang đều gắn với những bối cảnh lịch sử quan trọng của đất nước và của tỉnh Bắc Giang, với những vấn đề cấp bách cần giải quyết từ cơ sở, có thể tóm tắt ở một số nội dung sau: Tiêu thổ phục vụ kháng chiến; xây dựng, kiến thiết đất nước khi kháng chiến thành công. 

Kiên quyết sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, tiếp tục phát huy những kết quả và thắng lợi đã đạt được. Củng cố và phát triển phong trào hợp tác xã nông nghiệp. Ổn định tổ chức bộ máy của tỉnh theo đơn vị hành chính mới sau khi hợp nhất Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc trên tinh thần “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”.

Nơi ghi dấu hình ảnh thân thương của Người

Năm 1946, Bác về thăm Bắc Giang, khi xe ô tô đến tận trụ sở Ủy ban Hành chính tỉnh, các cán bộ phụ trách ở đây vẫn đang thảo luận công việc cần kíp. Biết Bác về thăm, đồng chí Chủ tịch Ủy ban Hành chính bất ngờ, lúng túng, xúc động, reo lên: “Bác Hồ đến!”... Hướng về phía Bác, đồng chí nói: “Dạ, thưa Bác! Mời Bác vào trong nhà nghỉ ạ!” Bác đã đáp lại bằng một câu rất đời thường, giản dị: “Các chú đang họp cứ để mặc Bác!”. Nói rồi, Bác thong thả đi xuống thăm nhà bếp, nhà vệ sinh, hỏi han sức khỏe và chế độ sinh hoạt của những người phục vụ. Sau đó, Bác lên ô tô đi thăm bộ đội ở trại Vệ quốc đoàn, Trường trung học Hoàng Hoa Thám, Bệnh viện Bắc Giang rồi mới trở lại trụ sở Ủy ban.

Bác Hồ chụp ảnh với lãnh đạo tỉnh và các cháu thiếu nhi tại Văn phòng Tỉnh ủy Hà Bắc, ngày 17/10/1963. Ảnh tư liệu tại Bảo tàng tỉnh.

Trong lần Bác về thăm Bắc Giang ngày 6/4/1961, Bác đã thay mặt T.Ư Đảng, Chính phủ hỏi thăm đồng bào và cán bộ các dân tộc, hỏi thăm các đồng chí bộ đội, công an, dân quân tự vệ, hỏi thăm công nhân các xí nghiệp, các cụ phụ lão, các cháu thanh niên, nhi đồng, kiều bào mới về nước, cảm ơn các đồng chí chuyên gia Trung Quốc. Bác đã đến thăm xã Tân An, thăm giếng nước ăn, ân cần hỏi thăm sức khỏe, đời sống, công việc làm ăn, học hành của đồng bào. 

Những hình ảnh của Bác Hồ về thăm Bắc Giang hiện còn lưu giữ tại Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng tỉnh. Ngoài ra, còn có các nhân chứng sống là các đảng viên lão thành cách mạng như đồng chí Nguyễn Thanh Quất, nguyên Ủy viên T.Ư. Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc; cụ Hà Văn Quách, bà Đoàn Thị Dinh (Tân An-Yên Dũng), cụ Đỗ Văn Kha (Cẩm Xuyên-Hiệp Hòa)... là những người từng được gặp Bác trực tiếp, được nói chuyện với Bác dù chỉ ít câu ngắn ngủi đã coi đây là những kỷ niệm sâu sắc mà năm tháng không thể xóa nhòa.

Có thể nói, các địa điểm Bác Hồ về thăm Bắc Giang ngày nay trở thành nơi ghi dấu hình ảnh, tư tưởng, tác phong gần gữi, thân thương của Người; là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước của nhân dân Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung. Phát huy giá trị các địa điểm Bác Hồ về thăm Bắc Giang ngày nay là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Theo Báo Bắc Giang

http://baobacgiang.com.vn/bg/van-hoa/412348/di-tich-lich-su-di-san-tu-tuong-ho-chi-minh-tren-que-huong-bac-giang.html 

  • Từ khóa

Nỗ lực lan tỏa di sản tư liệu Việt Nam

Việc những bản đúc nổi trên cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế vừa được công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nâng tổng số di sản tư liệu...
15:59 - 10/05/2024
92 lượt xem

Đề xuất chi hơn 256 nghìn tỉ đồng phát triển văn hóa

Bộ VH-TT-DL đề xuất chi 256.250 tỉ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong 11 năm từ 2025 - 2035, phấn đấu công nghiệp văn...
13:58 - 10/05/2024
137 lượt xem

Nghệ sĩ cải lương Nam, Bắc hội ngộ đờn ca tài tử ở Hải Phòng

Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam Bắc đã hội ngộ trong Liên hoan Nghệ thuật đờn ca tài tử mở rộng do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức tối 9-5, tại...
14:30 - 10/05/2024
134 lượt xem

Tranh luận chuyện mời TikToker đào tạo tại 'Học viện cải lương', nhà sản xuất nói gì?

Việc TikToker Đức Anh trở thành khách mời trong 'Học viện cải lương' khiến nhiều người e dè. Phía nhà sản xuất cũng có những phản hồi liên quan đến thông...
11:11 - 10/05/2024
226 lượt xem

Festival Huế 2024: ‘Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển’

Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ VHTT&DL, Bộ TT&TT tổ chức họp báo quốc tế về Festival Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn...
10:35 - 10/05/2024
221 lượt xem