19
/
95531
Tránh loạn cuộc thi, danh xưng hoa hậu: Quản lý chặt để giảm thiểu các mối nguy hại
tranh-loan-cuoc-thi-danh-xung-hoa-hau-quan-ly-chat-de-giam-thieu-cac-moi-nguy-hai
news

Tránh loạn cuộc thi, danh xưng hoa hậu: Quản lý chặt để giảm thiểu các mối nguy hại

Thứ 7, 08/08/2020 | 10:37:40
326 lượt xem

Liên quan vấn đề không giới hạn các cuộc thi sắc đẹp trong nước được đề cập trong dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, cần nhìn nhận rõ vấn đề, nếu “nới lỏng” thì phải có biện pháp siết chặt đúng chỗ để tránh loạn cuộc thi, danh xưng.

Hoa hậu Việt Nam. Ảnh: Sen Vàng

Hoa hậu Việt Nam. Ảnh: Sen Vàng



  •  

  •  

“Nới lỏng” nhưng không “buông lỏng”

Việt Nam được xem là quốc gia có nhiều cuộc thi người đẹp thuộc top hàng đầu thế giới. Bởi vậy các năm qua, nếu có theo dõi, chắc chắn công chúng sẽ không biết đằng nào mà lần giữa các kiểu cuộc thi nhan sắc như “Hoa khôi trí tuệ”, “Hoa hậu tâm linh”... Ðó là chưa kể các cuộc thi tôn vinh sắc đẹp thì ít mà quảng bá sản phẩm thì nhiều như “Nữ hoàng trang sức”, “Nữ hoàng cà-phê”... cùng vô số cuộc thi hoa khôi cấp ngành, cấp trường khác.

Trước đây, “hoa hậu” là biểu tượng vẻ đẹp về nhan sắc, trí tuệ, tâm hồn thì giờ đây, biểu tượng này đã dần dà mất đi một phần giá trị vì quá nhiều cuộc thi. Trong đó, một thí sinh có thể tham gia tới 3, 4 cuộc thi nhan sắc thì sự gia tăng số lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự sa sút về chất lượng. Chính vì thế, việc “nới lỏng” các cuộc thi nhan sắc trong dự thảo đặt ra nhiều điều đáng quan ngại.

Ông Trần Việt Bảo Hoàng - TGĐ UNIVERSE MEDIA VIETNAM - đơn vị thực hiện công tác tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đưa quan điểm: 

“Chúng ta thẳng thắn nhìn nhận thực tế rằng nếu “mở cửa” thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh diễn ra như không quản lý được tốt chất lượng, giá trị thật sự cuộc thi đó đem đến là gì, sự lộn xộn hoặc là cơ hội cho những cuộc thi kém chất lượng gây phản ứng tiêu cực từ dư luận… Vì vậy các cơ quan chức năng địa phương cần đảm bảo công tác quản lý hiệu quả, quy định rõ về thể lệ, tiêu chí, mục đích cụ thể nhằm mang đến các cuộc thi chất lượng, uy tín, được quan tâm, ủng hộ và sự đón nhận thực sự của khán giả và cộng đồng”.

Diễn viên Trương Ngọc Ánh - cựu giám khảo Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam - chia sẻ: “Nếu các cuộc thi ở các cấp tỉnh thì nên gọi là cuộc thi người đẹp và cần phân cấp ra. Còn ở quốc gia thì nên gọi là hoa hậu. Mỗi thành phố có 1 cuộc thi về người đẹp và người đẹp đó đại diện để quảng bá cho thành phố đó cũng là điều tốt. Nhưng phải có tiêu chí rõ ràng ngay từ đầu và người dân đều được biết. Nó trở thành cuộc thi chính quy hằng năm và phải tổ chức liên tục theo định kỳ chứ không phải nay làm, mai nghỉ. Còn riêng các cuộc thi quốc gia 1 năm khoảng 3 cuộc thi tôi thấy cũng không vấn đề gì cả. Những người đăng quang các cuộc thi phải đại diện cho tỉnh thành, hoặc quốc gia. Ví dụ là giao lưu văn hóa, quảng bá du lịch, thiện nguyện… thì bản thân người đẹp đó phải có động thái kêu gọi, đóng góp.

Nếu không định hướng thì sẽ loạn bởi vì hiện tại khó nhận biết được các cuộc thi sắc đẹp có nguồn gốc từ đâu. Và khi xảy ra tệ nạn này thì mọi người lại gọi chung là hoa hậu A hay B vi phạm. Đánh đồng như vậy là không được. Các người đẹp ở tỉnh phải tham gia các cuộc thi cấp quốc gia mới nâng tầm lên làm hoa hậu, á hậu, tức phải có phân cấp rõ ràng. Để giảm tình trạng loạn danh xưng, các cuộc thi phải có sự phân cấp rõ ràng, có tôn chỉ mục đích và quản lý chặt chẽ. Thật ra hoa hậu có 2 khía cạnh: Họ được tôn vinh vẻ đẹp cho quốc gia, thành phố… và cần phải có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội khi đạt được danh hiệu. Không phải đạt danh hiệu cho bản thân mình có tên tuổi để đi làm việc khác.

Có nhiều hoa hậu đã làm tốt trách nhiệm với cộng đồng và ý thức được trách nhiệm. Chúng ta phải nhìn nhận 2 khía cạnh để thấy được mặt tốt và xấu, không nên đánh đồng 1 số người đẹp, hoa hậu có hành vi không tốt để đánh giá. Như thế sẽ khiến nhiều hoa hậu, người đẹp cảm thấy áp lực và không được ghi nhận”.

Siết chặt đúng cách và quyết liệt với sai phạm

Việc “nới lỏng” cũng phải đi đôi với chuyện siết chặt đúng cách, nếu không có thể làm hỏng đi giá trị cao đẹp của các cuộc thi tôn vinh người phụ nữ Việt Nam. Việc trao lầm vương miện cho người không xứng đáng không những làm cho công chúng mất niềm tin với các cuộc thi mà còn khiến nhiều cô gái trẻ ảo tưởng có thể dễ dàng nổi tiếng, hoặc gây ra các tệ nạn...

Tiến sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Tùng Lâm cho rằng: “Tôi đồng ý việc nới lỏng nhưng phải có biện pháp chế tài mạnh mẽ, quyết liệt. Không phải khi vi phạm thì chỉ bị xử phạt hành chính vài triệu là xong. Tôi nghĩ khi xảy ra vi phạm, từ người đẹp, hoa hậu, đơn vị tổ chức cuộc thi, lãnh đạo tỉnh, thành phố tổ chức cuộc thi… thì tất cả phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt thật nặng mới có thể chấn chỉnh được chuyện “loạn thi sắc đẹp”. Ngoài ra, các cuộc thi phải vạch ra tiêu chí rõ ràng, không trộn lẫn, không mang hình thức chung chung. Ví dụ Hoa hậu Du lịch là tìm người đẹp phát triển du lịch, Hoa hậu Trái đất là công tác bảo vệ môi trường… Cuộc thi có thể nhiều, nhưng nếu siết chặt chuyện quản lý thì sẽ giảm thiểu được những mối nguy hại”.

Ca sĩ Nguyên Vũ - cựu giám khảo Hoa khôi Nam Bộ - cho biết: “Phải có chế tài, xử phạt thật nặng, đối với đơn vị, tổ chức nào gây sự việc đáng tiếc, như: Rút hoàn toàn giấy phép, tước danh hiệu... chứ không đơn giản đơn vị nào xin cũng được cấp phép.

Chế tài là biện pháp để những cuộc thi của các đơn vị làm ăn uy tín có giá trị, còn người làm ăn gian dối phải chịu trách nhiệm. Người đẹp mang trong mình danh hiệu phải ý thức được sức nặng của chiếc vương miện, một khi đã tham gia vào cuộc thi nhan sắc bất kỳ phải chấp nhận những quy định khắt khe của nó

Với những cá nhân thi lấy danh hiệu, trục lợi làm ảnh hưởng những cuộc thi uy tín khác: Phải có án tù treo. Nếu có sự quản lý thật chặt chẽ và chế tài mạnh thì sẽ đảm bảo cho những đơn vị uy tín tổ chức các cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, có được sự bảo vệ, yêu mến của công chúng”.

Theo Ngọc Dủ/Lao động

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/tranh-loan-cuoc-thi-danh-xung-hoa-hau-quan-ly-chat-de-giam-thieu-cac-moi-nguy-hai-826003.ldo 

  • Từ khóa

Những ngày Văn học châu Âu năm 2024 hướng về văn học giới

Những ngày Văn học châu Âu (do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu - EUNIC tổ chức) trở lại với người yêu văn học từ ngày 4 đến 19-5 tại Hà Nội với...
15:44 - 06/05/2024
201 lượt xem

Bảo vật quốc gia: Chiếc thạp hoa nâu thời Trần nghi là quan tài cho quý tộc

Thạp gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần có thể đã được dùng làm quan tài mai táng người chết sau khi hỏa thiêu.
15:20 - 06/05/2024
194 lượt xem

Dưới lá cờ Quyết Thắng, đồng đội Điện Biên Phủ nhận con gái người bạn liệt sĩ làm con nuôi

Cảnh đồng đội cũ nhận hai người con của liệt sĩ làm con gái nuôi; màn hòa giọng Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao ở cả năm đầu cầu nhân 70 năm chiến thắng...
11:41 - 06/05/2024
282 lượt xem

Đến Điện Biên và tự hào với bản hùng ca chói lọi của dân tộc Việt Nam

Đến Điện Biên những ngày tháng 5 không chỉ được ngắm nhìn những đóa hoa ban nở rộ mà còn dễ dàng cảm nhận được không khí hào hùng lịch sử của rất nhiều...
09:20 - 06/05/2024
337 lượt xem

Rough Guides nói năm 2024 đến Việt Nam nhất định phải ăn 9 món này

Theo tạp chí Rough Guides, Việt Nam là một trong những nước có nền ẩm thực tuyệt vời ở Đông Nam Á. Ngoài phở, cơm tấm, bánh mì thì có một số món quen...
07:57 - 06/05/2024
350 lượt xem