190
/
113057
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế: F1 nào được cách ly tại nhà?
huong-dan-moi-nhat-cua-bo-y-te-f1-nao-duoc-cach-ly-tai-nha
news

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế: F1 nào được cách ly tại nhà?

Thứ 4, 14/07/2021 | 17:28:19
1,365 lượt xem

Theo Bộ Y tế, những trường hợp F1 đang cách ly tập trung đủ 7 ngày, có kết quả xét nghiệm PCR ngày thứ 7 âm tính với SARS-CoV-2 được chuyển về cách ly tại nhà. Tuy nhiên, phải đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt từ bộ.

Triển khai xét nghiệm nhanh COVID-19 đến từng khu dân cư để phát hiện nhanh các ca lây nhiễm trong cộng đồng - Ảnh: LAN ANH 

Trưa 14-7, Bộ Y tế ra công văn hướng dẫn việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.

Theo đó, những trường hợp F1 đang cách ly tập trung đủ 7 ngày, có kết quả xét nghiệm PCR ngày thứ 7 âm tính với SARS-CoV-2 được chuyển về cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Thời gian cách ly là 14 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu cách ly. Riêng người đã được cách ly tập trung 7 ngày thì tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày. Sau cách ly y tế, tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo.

Để việc cách ly F1 tại nhà đảm bảo an toàn, cần phải đáp ứng những yêu cầu sau về cơ sở vật chất:

Đối với nhà làm nơi cách ly phải là nhà ở riêng lẻ, căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư. Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: "Địa điểm cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19". Đồng thời phải có thùng màu vàng có biểu tượng chất thải lây nhiễm có dán nhãn "chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2" để đựng trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế thải bỏ. 

Ngoài ra, nhà phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Đồng thời, Bộ Y tế cũng khuyến khích lắp camera để giám sát người cách ly. 

Đối với phòng cách ly phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn. Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng.

Trong phòng cách ly có thùng đựng chất thải, có màu vàng, có nắp đậy, mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng để đựng chất thải gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, có dán nhãn "chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2".

Thùng đựng chất thải sinh hoạt phải có nắp đậy, mở bằng đạp chân và có lót túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt khác. Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng. Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ, có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt.

Phòng cách ly phải được khử khuẩn hằng ngày, có đủ các thiết bị bảo hộ cần thiết. Đồng thời, bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà. 

Bộ Y tế đề nghị người cách ly tại nhà và người nhà của họ phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, hướng dẫn của Bộ Y tế đã ban hành, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho việc áp dụng hình thức cách ly y tế tại nhà.

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế: F1 nào được cách ly tại nhà? - Ảnh 2.

TP.HCM thí điểm cách ly điều trị F0, F1 tại nhà - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Theo Phạm Tuấn/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/cach-ly-f1-tai-nha-phai-dam-bao-nhung-dieu-kien-nao-20210714133617091.htm 

  • Từ khóa

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
11:20 - 14/05/2024
104 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
111 lượt xem

Tại sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

Thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tim mạch diễn tiến nặng là người trẻ tuổi. Thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh.
09:35 - 14/05/2024
133 lượt xem

WHO nói về 'cục máu đông' sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Trước thông tin vắc xin Covid-19 AstraZeneca có thể gây cục máu đông, khiến nhiều người tiêm loại vắc xin này lo lắng, WHO đã giải thích và khuyến khích...
07:21 - 14/05/2024
185 lượt xem

Tiêm bổ não coi chừng 'nổ não'

Không chỉ người già mà có người trẻ cũng được tư vấn tiêm thuốc bổ não để giúp não bộ khỏe mạnh, "phương pháp" tránh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng khả...
15:33 - 13/05/2024
579 lượt xem