190
/
113358
Chuẩn bị gì trước và sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19?
chuan-bi-gi-truoc-va-sau-khi-tiem-vac-xin-ngua-covid-19
news

Chuẩn bị gì trước và sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Thứ 2, 19/07/2021 | 15:55:00
1,769 lượt xem

Trước tiêm chủng, không nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt. Nhưng sau tiêm nếu sốt từ 38,5 độ C hoặc đau mỏi người, đau tại chỗ tiêm, nên sử dụng.

Chuẩn bị gì trước và sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19? - Ảnh 1.

Giữ tinh thần thoải mái và tuân thủ theo dõi sau tiêm giúp tiêm ngừa hiệu quả, an toàn

Chuẩn bị gì trước khi tiêm vắc xin

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Hoàng Quốc Tưởng - giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết khi đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19, người tiêm phải mang theo tờ khám sàng lọc và cam kết tiêm chủng đã khai báo sẵn thông tin, để tránh tập trung đông người.

Không nhịn đói cũng như kiêng ăn trước khi tiêm, vì có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm. Không uống cà phê nhiều, bia rượu trước khi tiêm, vì thường ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây mạch nhanh, huyết áp cao, dẫn đến không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng.

Nên ăn uống đầy đủ, ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm, giữ tinh thần thoải mái và tuân thủ về việc theo dõi sau tiêm giúp cho việc tiêm ngừa hiệu quả và an toàn.

Trước tình hình nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, việc đi lại có phần bị ảnh hưởng, nên chúng ta có thể chuẩn bị sẵn các loại thuốc cần dùng sau khi tiêm như thuốc giảm đau hạ sốt.

Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen là thuốc được Viện Pasteur khuyến cáo mua và sử dụng khi giảm các triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, lạnh run, đau nhức mình mẩy có thể xảy ra sau tiêm. Trong đó, Hapacol 650 của Dược Hậu Giang là một sản phẩm phổ biến được nhiều gia đình tin dùng luôn có sẵn trong tủ thuốc gia đình.

Hapacol 650 không chỉ chứa 650mg paracetamol phù hợp với cân nặng người Việt mà còn được sản xuất trên dây chuyền đạt chứng nhận Japan-GMP, tiêu chuẩn chất lượng cao nhất Nhật Bản. Japan-GMP là chứng nhận uy tín do Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA) trực tiếp cấp, đảm bảo thuốc đạt chất lượng cao, hiệu quả nhanh và an toàn với sức khỏe người dùng.

Hợp tác khai báo y tế, thực hiện các thủ tục, trật tự khoảng cách. Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khoẻ cá nhân trước khi tiêm. "Tại nơi chủng ngừa, nên ngồi thư giãn, nghỉ ngơi rồi khám sàng lọc, không di chuyển nhiều dễ gây tăng huyết áp", bác sĩ Tưởng đưa ra lời khuyên.

Lưu ý sau khi tiêm vắc xin

Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng, trong vòng 30 phút theo dõi sau chích ngừa, nên giữ khoảng cách an toàn. Báo bác sĩ ngay nếu nổi mề đay, mệt tức ngực, khó thở, choáng váng, đau bụng nhiều. "Tình huống này rất hiếm xảy ra", bác sĩ Tưởng nhận định.

Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A. Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm. 

Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

Chuẩn bị gì trước và sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19? - Ảnh 2.

Sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần là paracetamol như Hapacol 650 khi cần sau khi tiêm vắc xin

Theo bác sĩ Tưởng, sau khi tiêm, việc uống hay không uống thuốc giảm đau hạ sốt đều không ảnh hưởng đến việc sinh miễn dịch của vắc xin phòng COVID-19. Nếu sốt cao trên 38,5 độ C, cơ thể mệt mỏi mà không hạ sốt kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn. Lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định về liều lượng, khoảng cách giữa các liều của cán bộ y tế.

Ví dụ sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt có thành phần paracetamol chỉ được uống 4-6 lần/ngày, không quá 4 gam/ngày. Hiểu đơn giản, nếu sử dụng Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol, thì khoảng cách giữa 2 lần uống phải lớn hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên/ngày.

Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm... Không uống rượu bia vì có thể gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin. Không ăn thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Trường hợp sau tiêm chủng bị mất ngủ kéo dài hoặc bồn chồn kèm theo một trong các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, khó thở, mạch nhanh, tăng hoặc tụt huyết áp, co quắp chân tay... cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Theo P.Q/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/chuan-bi-gi-truoc-va-sau-khi-tiem-vac-xin-ngua-covid-19-20210719120349881.htm

  • Từ khóa

Nhiều người trẻ phải nhập viện do nhiễm giun đũa từ thú cưng

Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo là bệnh ký sinh trùng mới nổi trong những năm gần đây do thói quen nuôi thú cưng tăng lên ở giới trẻ
15:27 - 11/05/2024
361 lượt xem

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca, nên thời điểm này người dân không cần xét...
15:38 - 10/05/2024
1,056 lượt xem

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Có hơn 120.000 ca tử vong do ung thư tại Việt Nam mỗi năm. 50-80% người bệnh mắc bệnh ung thư đến khám ở giai đoạn trễ, 3 và 4.
14:10 - 10/05/2024
1,016 lượt xem

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng...
11:45 - 10/05/2024
1,107 lượt xem

Lý do Bộ Y tế thu hồi lô thuốc ung thư nhập khẩu từ Đức

Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế TP HCM kiểm tra và giám sát doanh nghiệp thực hiện việc thu hồi và xử lý lô thuốc điều trị một số bệnh ung thư não do vi...
10:06 - 10/05/2024
1,135 lượt xem