190
/
144872
Tác động bất ngờ lên sức khỏe khi ăn bắp cải, khoai lang tím
tac-dong-bat-ngo-len-suc-khoe-khi-an-bap-cai-khoai-lang-tim
news

Tác động bất ngờ lên sức khỏe khi ăn bắp cải, khoai lang tím

Thứ 2, 27/03/2023 | 15:10:00
1,987 lượt xem

Nghiên cứu mới từ Phần Lan đã tìm ra khả năng chống lại một trong những căn bệnh mạn tính "hành hạ" nhiều người trên thế giới nhất của các loại rau, củ có màu tím như bắp cải tím, khoai lang tím, khoai tây tím...

Theo SciTech Daily, công trình tập trung vào anthocyanin, nhóm chất chống oxy hóa và cũng là sắc tố tạo ra màu tím và các sắc độ gần tím như đỏ tím, xanh tím cho các loại rau củ, trái cây.

Có hai loạn anthocyanin là anthocyanin acyl hóa và anthocyanin không acyl hóa. Loại thứ nhất có nhiều trong các loại rau củ có màu tím: khoai tây tím, khoai lang tím, cà rốt tím, bắp cải tím... Trong khi đó loại thứ hai có nhiều trong trái cây màu tím như việt quất, dâu tằm.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Agricultural and Food Chemistry đã phát hiện việc nạp anthocyanin vào cơ thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 cực kỳ hiệu quả.

Tác động bất ngờ lên sức khỏe khi ăn bắp cải, khoai lang tím - Ảnh 1.

Thêm một chút màu tím vào bữa ăn sẽ giúp bạn chống lại tiểu đường type 2 cực kỳ hiệu quả (Ảnh minh họa từ Internet)

Theo nhóm tác giả dẫn đầu bởi tiến sĩ Kang Chen từ Đơn vị Khoa học thực phẩm thuộc Đại học Turku (Phần Lan), quá trình acyl hóa sẽ ảnh hưởng đến cách hấp thụ và chuyển hóa anthocyanin. Vì thế, tác dụng chống bệnh tiểu đường của anthocyanin bị acyl hóa trong khoai lang tím, bắp cải tím và các loại rau củ tím, xanh tím, đỏ tím khác được khuếch đại.

Ngoài khả năng chống oxy hóa - yếu tố đặc biệt cần thiết để ngăn ngừa tiểu đường và các bệnh liên quan đến chuyển hóa khác - anthocyanin bị acyl hóa còn dễ được cơ thể hấp thụ hơn gf giúp duy trì cân bằng nội mô của hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn chặn các con đường gây viêm và điều chỉnh quá trình chuyển hóa glucose, lipid.

Cả hai loại anthocyanin đều có tác dụng tốt với các enzym tham gia vào quá trình trao đổi chất và hỗ trợ đẩy lùi tiểu đường type 2.

Phát hiện không chỉ mở ra cơ hội phát triển các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường mới mà còn đưa ra một lời khuyên vô cùng dễ dàng với những người mang căn bệnh này hoặc có nguy cơ mắc bệnh này: Ăn những loại rau củ, trái cây màu tím thường xuyên hơn, bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh nói chung và hoạt động thể chất.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/tac-dong-bat-ngo-len-suc-khoe-khi-an-bap-cai-khoai-lang-tim-20230327104510785.htm 

  • Từ khóa

Dấu hiệu sưng ngón tay, ngón chân cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh là nhận diện triệu chứng. Nếu các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng bất thường thì đây là một...
15:59 - 14/05/2024
127 lượt xem

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
11:20 - 14/05/2024
247 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
251 lượt xem

Tại sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

Thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tim mạch diễn tiến nặng là người trẻ tuổi. Thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh.
09:35 - 14/05/2024
278 lượt xem

WHO nói về 'cục máu đông' sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Trước thông tin vắc xin Covid-19 AstraZeneca có thể gây cục máu đông, khiến nhiều người tiêm loại vắc xin này lo lắng, WHO đã giải thích và khuyến khích...
07:21 - 14/05/2024
311 lượt xem