190
/
144899
Ngồi bắt chéo chân dễ chịu thật, nhưng tác hại khôn lường, bạn có biết?
ngoi-bat-cheo-chan-de-chiu-that-nhung-tac-hai-khon-luong-ban-co-biet
news

Ngồi bắt chéo chân dễ chịu thật, nhưng tác hại khôn lường, bạn có biết?

Thứ 3, 28/03/2023 | 07:59:00
2,228 lượt xem

Nhiều người hay ngồi bắt chéo chân. Nhưng giờ đây, một chuyên gia đã tiết lộ lý do tại sao không nên làm điều này và những tác động lâu dài mà thói quen này có thể gây ra cho cơ thể.

Uớc tính có 62% người ngồi bắt chéo chân phải qua chân trái, 26% làm ngược lại và chỉ 12% không bắt chéo chân khi ngồi, theo The Conversation.

Mặc dù tư thế ngồi này có thể khiến bạn cảm thấy rất thoải mái, nhưng nó có khả năng gây ra một số tác động rất bất lợi cho cơ thể - từ tăng huyết áp đến giảm số lượng tinh trùng.

Giáo sư Adam Taylor, giám đốc Trung tâm Giải phẫu lâm sàng tại Đại học Lancaster (Anh), đã tiết lộ lý do tại sao nên tránh ngồi bắt chéo chân, theo StudyFinds.

Sai lệch khung xương

Tư thế ngồi có thể có tác động rất lớn đến cơ thể. Nghiên cứu cho thấy ngồi bắt chéo chân có thể khiến hông bị lệch, với một bên hông cao hơn bên kia.

Ngồi bắt chéo chân dễ chịu thật, nhưng tác hại khôn lường, bạn có biết? - Ảnh 1.

Mặc dù tư thế ngồi này có thể khiến bạn cảm thấy rất thoải mái, nhưng nó có khả năng gây ra một số tác động rất bất lợi cho cơ thể Shutterstock

Bắt chéo chân cũng có thể gây ra những thay đổi ở cột sống và vai.

Cổ, xương chậu và lưng dưới cũng có thể bị ảnh hưởng, vì ngồi bắt chéo chân lâu ngày có thể gây mất cân bằng cơ giữa bên phải và bên trái của cơ thể, dẫn đến suy nhược, căng cứng và giảm phạm vi chuyển động.

Nghiêm trọng hơn, ngồi bắt chéo chân còn có thể làm tăng nguy cơ bị vẹo cột sống, Giáo sư Taylor cho hay.

Ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng

Nghiên cứu cho thấy ngồi chéo chân có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng của nam giới.

Khi ngồi xuống, nhiệt độ của tinh hoàn đã tăng thêm 2 độ C. Nhưng con số này tăng lên 3,5 độ C khi bắt chéo chân, theo StudyFinds

Ngồi bắt chéo chân dễ chịu thật, nhưng tác hại khôn lường, bạn có biết? - Ảnh 2.

Ngồi chéo chân làm tắc nghẽn mạch máu ở chi dưới. Điều này làm chậm tốc độ máu qua tĩnh mạch và có thể dẫn đến cục máu đông có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời Shutterstock

Nhưng nhiệt độ lý tưởng để sản xuất tinh trùng là thấp hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể một chút. Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao hơn có thể làm giảm số lượng tinh trùng của nam giới và giảm chất lượng tinh trùng - điều này có thể khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

Nguy cơ hình thành cục máu đông

Ngồi chéo chân làm tắc nghẽn mạch máu ở chi dưới. Điều này làm chậm tốc độ máu qua tĩnh mạch và có thể dẫn đến cục máu đông. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Giáo sư Taylor kết luận: Tốt nhất nên tránh bắt chéo chân nếu có thể.

Tuy nhiên, chưa nói đến bắt chéo chân, chỉ cần ngồi lâu là đã rất có hại. Bởi vậy, lời khuyên chính là không ngồi yên một chỗ quá lâu và nên thường xuyên vận động, theo StudyFinds.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/ngoi-bat-cheo-chan-de-chiu-that-nhung-tac-hai-khon-luong-ban-co-biet-185230326213253018.htm

  • Từ khóa

Dấu hiệu sưng ngón tay, ngón chân cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh là nhận diện triệu chứng. Nếu các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng bất thường thì đây là một...
15:59 - 14/05/2024
181 lượt xem

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
11:20 - 14/05/2024
306 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
302 lượt xem

Tại sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

Thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tim mạch diễn tiến nặng là người trẻ tuổi. Thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh.
09:35 - 14/05/2024
330 lượt xem

WHO nói về 'cục máu đông' sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Trước thông tin vắc xin Covid-19 AstraZeneca có thể gây cục máu đông, khiến nhiều người tiêm loại vắc xin này lo lắng, WHO đã giải thích và khuyến khích...
07:21 - 14/05/2024
360 lượt xem