190
/
144988
WHO: Người khỏe mạnh dưới 60 tuổi không cần tiêm thêm vắc-xin COVID-19 sau mũi 3
who-nguoi-khoe-manh-duoi-60-tuoi-khong-can-tiem-them-vac-xin-covid-19-sau-mui-3
news

WHO: Người khỏe mạnh dưới 60 tuổi không cần tiêm thêm vắc-xin COVID-19 sau mũi 3

Thứ 4, 29/03/2023 | 16:23:18
1,975 lượt xem

Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban hành hướng dẫn quốc tế mới, cập nhật khuyến nghị đối với việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 với nhiều sửa đổi quan trọng.

Theo văn bản mà Báo Người Lao Động vừa nhận được từ WHO sáng 29-3, SAGE - WHO đã sửa đổi lộ trình ưu tiên sử dụng vắc-xin COVID-19. Theo bác sĩ Hanna Nohynek, Chủ tịch SAGE, lộ trình này được cập nhật "để phản ánh rằng phần lớn dân số đã được tiêm phòng hoặc đã nhiễm COVID-19 trước đó hoặc cả hai".

Trong hướng dẫn mới nhất này, SAGE chia cộng đồng thành ba nhóm ưu tiên cao, trung bình và thấp.

WHO: Người khỏe mạnh dưới 60 tuổi không cần tiêm thêm vắc-xin COVID-19 sau mũi 3 - Ảnh 1.

Logo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Ảnh: REUTERS

Nhóm ưu tiên cao (nguy cơ cao) bao gồm người lớn tuổi; những người trẻ tuổi mắc các bệnh đi kèm nghiêm trọng; những người có tình trạng suy giảm miễn dịch (ví dụ người sống chung với HIV hay đã được ghép tạng), kể cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên; người mang thai; và nhân viên y tế tuyến đầu.

Nhóm nguy cơ cao này được khuyến nghị tiêm nhắc vắc-xin COVID-19 mỗi 6 hoặc 12 tháng kể từ liều cuối cùng, với khung thời gian tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác và tình trạng suy giảm miễn dịch.

Nhóm ưu tiên trung bình bao gồm người lớn khỏe mạnh – thường được quy định là dưới 50 hoặc 60 tuổi – không có bệnh đi kèm, trẻ em và thanh thiếu niên có bệnh đi kèm nhưng không nghiêm trọng.

SAGE đề xuất các liều cơ bản và liều tăng cường đầu tiên cho nhóm ưu tiên trung bình (thường là 3 mũi đầu tiên). Mặc dù các liều tăng cường bổ sung là an toàn cho nhóm này nhưng SAGE không khuyến nghị sử dụng chúng thường xuyên do lợi ích sức khỏe cộng đồng tương đối thấp.

"Vắc-xin an toàn và có hiệu quả chống lại bệnh nghiêm trọng và tử vong, nhưng đối với nhóm nguy cơ trung bình này, mặc dù không có hại gì khi tiêm thêm một mũi nữa, nhưng lợi ích của những mũi tiêm bổ sung này thực sự rất nhỏ" - bác sĩ Nohynek nói trong cuộc họp báo toàn cầu tối 28-3.

Nhóm ưu tiên thấp bao gồm trẻ em và thiếu niên khỏe mạnh từ 6 tháng đến 17 tuổi. Liều cơ bản và liều tăng cường an toàn và hiệu quả ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đối với nhóm này, SAGE - WHO không yêu cầu việc có tiêm chủng hay không, mà trao quyền cho các quốc gia.

"Xét đến gánh nặng bệnh tật thấp, SAGE kêu gọi các quốc gia đang xem xét tiêm chủng cho nhóm tuổi này nên đưa ra quyết định tiêm hay không (bao gồm đối với các liều cơ bản) dựa trên các yếu tố hoàn cảnh, chẳng hạn như gánh nặng bệnh tật, hiệu quả chi phí và các ưu tiên về sức khỏe hoặc chương trình khác" - văn bản của WHO nêu rõ.

Bác sĩ Nohynek nhấn mạnh một trong những yếu tố quan trọng các quốc gia cần cân nhắc khi lựa chọn tiêm hay không tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em và thiếu niên khỏe mạnh đó là điều này có làm ảnh hưởng tiến trình tiêm ngừa các vắc-xin thông thường khác "rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của nhóm tuổi này hay không".

Trước đó, WHO từng nhiều lần cảnh báo về việc chương trình tiêm chủng các vắc-xin cứu mạng hàng đầu cho trẻ em đã bị gián đoạn do đại dịch COVID-19 - ví dụ vắc-xin sởi - có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nên được xem là ưu tiên hàng đầu trong chính sách tiêm chủng.

SAGE - WHO cũng đặc biệt nhấn mạnh việc tiêm phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai, bởi bệnh này có nguy cơ cao với thai phụ đồng thời gánh nặng do COVID-19 nghiêm trọng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn cao hơn so với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Tiêm phòng cho người mang thai giúp bảo vệ cho em bé trong thai kỳ và cả giai đoạn đầu đời.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/who-nguoi-khoe-manh-duoi-60-tuoi-khong-can-tiem-them-vac-xin-covid-19-sau-mui-3-20230329091326141.htm

  • Từ khóa

Dấu hiệu sưng ngón tay, ngón chân cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh là nhận diện triệu chứng. Nếu các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng bất thường thì đây là một...
15:59 - 14/05/2024
333 lượt xem

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
11:20 - 14/05/2024
469 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
463 lượt xem

Tại sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

Thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tim mạch diễn tiến nặng là người trẻ tuổi. Thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh.
09:35 - 14/05/2024
483 lượt xem

WHO nói về 'cục máu đông' sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Trước thông tin vắc xin Covid-19 AstraZeneca có thể gây cục máu đông, khiến nhiều người tiêm loại vắc xin này lo lắng, WHO đã giải thích và khuyến khích...
07:21 - 14/05/2024
521 lượt xem