190
/
145330
Ăn bao nhiêu đường một ngày để không bị ung thư, đột quỵ, trầm cảm?
an-bao-nhieu-duong-mot-ngay-de-khong-bi-ung-thu-dot-quy-tram-cam
news

Ăn bao nhiêu đường một ngày để không bị ung thư, đột quỵ, trầm cảm?

Thứ 5, 06/04/2023 | 11:41:00
2,123 lượt xem

Một nghiên cứu lớn của Trung Quốc và Mỹ, phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nghiên cứu Ung thư thế giới, cho thấy giới hạn số muỗng đường bổ sung hàng ngày giúp bạn tránh được 45 hậu quả sức khỏe.

Theo Medical Xpress, một nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ nhiều viện, trường ở Trung Quóc và Mỹ đã tìm thấy mối liên hệ có hại giữa sự bổ sung đường quá mức và 45 hậu quả sức khỏe bao gồm bệnh hen suyễn, tiểu đường, béo phì, bệnh tim, trầm cảm, một số loại ung thư và tử vong sớm.

Trong đó phổ biến nhất là hậu quả về nội tiết - chuyển hóa: 18 cái, bao gồm tiểu đường, bệnh gút, béo phì... 10 hậu quả về tim mạch bao gồm cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... 7 hậu quả về ung thư bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy... cùng 10 hậu quả khác như hen suyễn, sâu răng, từ vong sớm...

Ăn bao nhiêu đường một ngày để không bị ung thư, đột quỵ, trầm cảm? - Ảnh 1.

Không nên thêm vào đồ ăn, thức uống quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày (Ảnh minh họa từ Medical Xpress)

Ví dụ mỗi lần tiêu thụ nước giải khát có đường trong tuần, bạn đã có nguy cơ mắc bệnh gút cao thêm 4%. Uống thêm 250 ml nước giải khát có đường mỗi ngày tăng nguy cơ gút tới 17%, cùng 4% nguy cơ bệnh động mạch vành (dễ nhồi máu cơ tim). Ăn thêm 25 g đường fructose mỗi ngày tăng 22% nguy cơ ung thư tuyến tụy...

Nghiên cứu cũng chỉ ra bất cứ lượng đường bổ sung nào cũng làm tăng tích tụ mỡ ở gan và cơ.

Điều này được chỉ ra thông qua việc phân tích 67 nghiên cứu dạng quan sát và 6 thử nghiệm ngẫu nhiên, 8.601 bài báo và hàng loạt hồ sơ sức khỏe của người lớn và trẻ em.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra một lối thoát: Với một lượng đường bổ sung vừa phải trong ngày, bạn có thể đẩy lùi các nguy cơ sức khỏe nói trên hiệu quả.

Mức mới được đưa ra là 6 muỗng cà phê đường (25 g) trở xuống cho mỗi ngày, tính cả đường bạn cho thêm vào đồ uống lẫn thức ăn. Ngoài ra bạn cần hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường xuống còn 1 lần/tuần, uống khoảng 200-355 ml.

Mức này thấp hơn khuyến nghị trước đó của WHO là tổng lượng đường bổ sung không nên vượt quá 10% tổng năng lượng hàng ngày, khẳng định khác biệt về sức khỏe có thể được tạo ra chỉ bởi việc tiêu thụ bao nhiêu đường.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y học hàng đầu BMJ hôm 6-4.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/an-bao-nhieu-duong-mot-ngay-de-khong-bi-ung-thu-dot-quy-tram-cam-20230406095935995.htm 

  • Từ khóa

Dấu hiệu sưng ngón tay, ngón chân cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh là nhận diện triệu chứng. Nếu các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng bất thường thì đây là một...
15:59 - 14/05/2024
388 lượt xem

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
11:20 - 14/05/2024
522 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
516 lượt xem

Tại sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

Thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tim mạch diễn tiến nặng là người trẻ tuổi. Thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh.
09:35 - 14/05/2024
537 lượt xem

WHO nói về 'cục máu đông' sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Trước thông tin vắc xin Covid-19 AstraZeneca có thể gây cục máu đông, khiến nhiều người tiêm loại vắc xin này lo lắng, WHO đã giải thích và khuyến khích...
07:21 - 14/05/2024
567 lượt xem