190
/
145760
Có thể bạn chưa biết: Uống không đủ nước cũng làm tăng huyết áp
co-the-ban-chua-biet-uong-khong-du-nuoc-cung-lam-tang-huyet-ap
news

Có thể bạn chưa biết: Uống không đủ nước cũng làm tăng huyết áp

Thứ 6, 14/04/2023 | 18:21:00
1,963 lượt xem

Trong số nhiều biện pháp khác nhau đã được chứng minh có thể hỗ trợ phòng ngừa, kiểm soát vấn đề tăng huyết áp thì việc uống đủ nước cơ thể cần là giải pháp rất được chú trọng.

Có thể bạn chưa biết: Uống không đủ nước cũng làm tăng huyết áp - Ảnh 1.

Bạn đã biết nước quan trọng với sức khỏe của mình, nhưng bạn có biết một trong những lợi ích của uống nước là giúp duy trì huyết áp bình thường không? - Ảnh: HEALTHY DIRECTIONS

Theo báo USA Today, mặc dù uống nước không làm giảm huyết áp ngay lập tức, nhưng có thể tạo ra khác biệt đáng kể.

Vì nước chiếm tới khoảng 73% thành phần cấu tạo tim người nên việc duy trì đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể đóng vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp.

Huyết áp không nên "quá"

Thiếu nước (hoặc mất nước) cũng đã được chứng minh là nguyên nhân khiến hàm lượng sodium trong máu tăng cao hơn bình thường, và muối thì làm tăng huyết áp.

Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ cảnh báo: "Huyết áp càng cao thì nguy cơ với các vấn đề sức khỏe khác của chúng ta càng lớn, như bệnh tim, đau tim và đột quỵ".

Một nghiên cứu năm 2019 xuất bản trên tạp chí của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ đã chứng minh rằng việc uống những loại nước được bổ sung khoáng chất có thể giúp ích cho việc hạ huyết áp.

Tuy nhiên việc duy trì huyết áp ổn định không phải chỉ là làm sao giữ cho nó không quá cao. "Mọi bộ phận trong cơ thể chúng ta đều phụ thuộc vào một huyết mạch tốt" - bà Shaline Rao, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện NYU Langone ở Long Island (Mỹ) nói, nhấn mạnh rằng "huyết áp của chúng ta không nên quá cao hay quá thấp, mà cần vừa phải".

Chính vì thế huyết áp thấp cũng là vấn đề. "Huyết áp liên quan tới tổng lượng máu", bác sĩ John Whyte, giám đốc y khoa trang WebMD và là tác giả cuốn sách Kiểm soát nguy cơ bệnh tim của bạn, giải thích.

Theo ông Whyte, khi một người bị mất nước, "nó sẽ làm giảm lượng máu khiến huyết áp giảm, và khi huyết áp giảm, nhịp tim phải tăng để đưa được nhiều máu hơn tới các cơ quan trong cơ thể".

Chưa kể là có tới 90% thành phần của máu là nước, nên "nếu bạn không uống đủ nước, lượng máu trong cơ thể không đủ để thực hiện các nhiệm vụ của nó trong việc nuôi sống cơ thể", bác sĩ Shaline Rao nói. Tình trạng mất nước có thể dẫn tới nhiều hệ lụy, ví như choáng váng, xây xẩm.

Tin vui là nghiên cứu đã chỉ ra những người thường bị huyết áp thấp có thể tăng huyết áp (và giảm các cơn chóng mặt) chỉ đơn giản bằng cách uống thêm nước!

Bà Malissa Wood, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, xác nhận điều này, cho biết tình trạng hạ huyết áp có thể khắc phục bằng cách uống lượng nước phù hợp cùng với việc dùng thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn chưa biết: Uống không đủ nước cũng làm tăng huyết áp - Ảnh 2.

Những ngày nắng nóng cần chú ý hơn tới việc uống đủ nước - Ảnh: HEALTHY CELL

Uống bao nhiêu nước là đủ?

Thực tế đã có rất nhiều lời khuyên và giải pháp cho vấn đề này. Một vài lời khuyên phổ biến lâu nay như nên đặt một cốc nước hay một chai nước luôn sẵn sàng trong tầm tay bạn, hay nên chọn nước lọc thay vì nước ngọt, nước soda và tăng thêm các món nước trong bữa ăn mỗi ngày.

Vì bạn sẽ mất nước nhiều hơn khi đổ mồ hôi nên hãy chú ý tới việc bù nước trong những ngày nhiệt độ tăng cao.

"Khi bước vào những tháng nóng hơn, điều đặc biệt quan trọng với những người huyết áp thấp là hãy hạn chế đồ uống có cồn và cà phê, tăng cường uống nước", bác sĩ M. Scott Dawson, chuyên gia tim mạch tại tổ chức y khoa Inspira Medical Group Cardiology, khuyên.

Cụ thể hơn, bác sĩ Rao đề nghị: "Một lượng nước hợp lý với những người có tim và thận khỏe là từ 2,5 - 3,5 lít mỗi ngày. Tuy nhiên điều này cần được tùy chỉnh với mỗi cá nhân dựa trên các nguy cơ của họ. Hãy trao đổi với nhà chuyên môn để biết được lượng nước nào là tốt nhất với bạn"

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/co-the-ban-chua-biet-uong-khong-du-nuoc-cung-lam-tang-huyet-ap-20230414101731229.htm 

  • Từ khóa

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
25 lượt xem

Tại sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

Thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tim mạch diễn tiến nặng là người trẻ tuổi. Thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh.
09:35 - 14/05/2024
46 lượt xem

WHO nói về 'cục máu đông' sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Trước thông tin vắc xin Covid-19 AstraZeneca có thể gây cục máu đông, khiến nhiều người tiêm loại vắc xin này lo lắng, WHO đã giải thích và khuyến khích...
07:21 - 14/05/2024
98 lượt xem

Tiêm bổ não coi chừng 'nổ não'

Không chỉ người già mà có người trẻ cũng được tư vấn tiêm thuốc bổ não để giúp não bộ khỏe mạnh, "phương pháp" tránh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng khả...
15:33 - 13/05/2024
483 lượt xem

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây...
14:35 - 13/05/2024
547 lượt xem