190
/
154807
Mẹo hay để người bệnh tiểu đường ăn cơm không lo tăng đường huyết
meo-hay-de-nguoi-benh-tieu-duong-an-com-khong-lo-tang-duong-huyet
news

Mẹo hay để người bệnh tiểu đường ăn cơm không lo tăng đường huyết

Thứ 6, 13/10/2023 | 10:59:00
2,172 lượt xem

Tiến sĩ V Mohan, bác sĩ làm việc tại Trung tâm chuyên khoa bệnh tiểu đường Dr Mohan's Diabetes Specialities Centre (Ấn Độ), cho biết đối với người bệnh tiểu đường, lý tưởng nhất là chọn tinh bột kháng cho bữa ăn của mình.

Ông Mohan cho hay nhiều bệnh nhân tiểu đường hỏi liệu họ có thể ăn một số loại tinh bột (carbs) mà họ thích không và liệu có loại carbs nào phù hợp với họ hay không.

Tinh bột kháng là loại carbs có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa ở ruột non, khiến quá trình hấp thụ vào máu lâu hơn. Nhờ đặc tính độc đáo này mà tinh bột kháng trở thành lựa chọn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường vì nó có tác động tối thiểu đến mức đường huyết.

Mẹo hay để người bệnh tiểu đường ăn cơm không lo tăng đường huyết - Ảnh 1.

Vẫn có cách để biến cơm thành tinh bột kháng để an toàn cho người bệnh tiểu đường Pexels

Thay vì được tiêu hóa như các loại carbs khác, tinh bột kháng sẽ di chuyển đến ruột già để lên men làm thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện độ nhạy insulin.

Sau đây, bác sĩ Mohan chia sẻ các loại tinh bột kháng tốt cho người tiểu đường và mẹo hay để biến cơm thành tinh bột kháng nếu bạn chỉ thích ăn cơm.

Nguồn tinh bột kháng tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại đậu: Không chỉ giàu chất xơ, chúng còn có chỉ số đường huyết thấp nên rất lý tưởng để kiểm soát đường huyết.

Chuối xanh: Loại chuối này chứa lượng tinh bột kháng cao hơn so với chuối chín.

Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch và hạt Quinoa cũng là nguồn cung cấp tinh bột kháng tốt. Thay vì ngũ cốc tinh chế, hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt để có nhiều chất dinh dưỡng hơn và giúp điều chỉnh mức đường huyết.

Các loại hạt: Các loại hạt như hạt chia và hạt lanh cũng là nguồn tinh bột kháng và cả axit béo omega-3 và chất xơ.

Mẹo hay để người bệnh tiểu đường ăn cơm không lo tăng đường huyết - Ảnh 2.

Điều quan trọng là phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu trong ngày, đặc biệt là khi đưa thực phẩm mới vào chế độ ăn uống Pexels

Mẹo biến cơm thành tinh bột kháng 

Bác sĩ Mohan tiết lộ, sau khi nấu cơm hoặc các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, hãy để nguội trước khi ăn. Điều này làm tăng sự hình thành tinh bột kháng bằng cách chuyển đổi tinh bột dễ tiêu thành tinh bột kháng. Quá trình làm nguội này làm thay đổi cấu trúc của tinh bột, từ đó giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, theo Indian Express.

Điều quan trọng là phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu trong ngày, đặc biệt là khi đưa thực phẩm mới vào chế độ ăn uống.

Hãy bắt đầu với những phần nhỏ và tăng dần theo thời gian. Điều này sẽ cho phép cơ thể thích nghi và ngăn chặn đường huyết tăng đột ngột.

Kết hợp thực phẩm giàu tinh bột kháng với nguồn protein nạc hoặc chất béo lành mạnh. Ví dụ như món gà nấu đậu.

Ngay cả đối với tinh bột kháng, vẫn nên chia đều vào nhiều bữa chính và bữa ăn nhẹ trong ngày.

Hãy chọn các phương pháp nấu ăn ít ảnh hưởng đến phản ứng đường huyết, như hấp hoặc luộc thay vì chiên hoặc nướng có thêm đường hoặc dầu.

Cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau, vì vậy hãy theo dõi mức đường huyết tăng lên như thế nào và điều chỉnh cho phù hợp.

Quan trọng nhất, hãy chú ý đến lượng tinh bột kháng tiêu thụ, ăn bữa ăn cân bằng và kiểm soát khẩu phần ăn. 

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/meo-hay-de-nguoi-benh-tieu-duong-an-com-khong-lo-tang-duong-huyet-185231012191618082.htm 

  • Từ khóa

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca, nên thời điểm này người dân không cần xét...
15:38 - 10/05/2024
298 lượt xem

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Có hơn 120.000 ca tử vong do ung thư tại Việt Nam mỗi năm. 50-80% người bệnh mắc bệnh ung thư đến khám ở giai đoạn trễ, 3 và 4.
14:10 - 10/05/2024
327 lượt xem

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng...
11:45 - 10/05/2024
398 lượt xem

Lý do Bộ Y tế thu hồi lô thuốc ung thư nhập khẩu từ Đức

Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế TP HCM kiểm tra và giám sát doanh nghiệp thực hiện việc thu hồi và xử lý lô thuốc điều trị một số bệnh ung thư não do vi...
10:06 - 10/05/2024
430 lượt xem

Hoa đu đủ đực có chữa được ung thư?

Trong hoa đu đủ có rất nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa một số bệnh, trong đó có ung thư. Nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định...
09:59 - 10/05/2024
420 lượt xem