190
/
160525
Bất ngờ với số ly cà phê nên uống để chống cao huyết áp
bat-ngo-voi-so-ly-ca-phe-nen-uong-de-chong-cao-huyet-ap
news

Bất ngờ với số ly cà phê nên uống để chống cao huyết áp

Thứ 2, 26/02/2024 | 14:50:00
1,962 lượt xem

Trái với suy nghĩ thông thường, cà phê thực sự có tác động tích cực đến người bệnh cao huyết áp.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Clinical Hypertension bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa Ewha Womans và Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc) đã xem xét tác động của số ly cà phê uống mỗi ngày lên bệnh cao huyết áp.

Bất ngờ với số ly cà phê nên uống để chống cao huyết áp- Ảnh 1.

Cà phê có lợi đối với người có nguy cơ hoặc đã bị bệnh cao huyết áp với một số lượng nhất định - Ảnh minh họa từ Internet

Dữ liệu của hơn 12.000 người - được thu thập bởi Chương trình Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng Hàn Quốc (KNHANES) - đã được đem ra phân tích.

Họ được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là những người uống trung bình 2 ly cà phê mỗi ngày hoặc ít hơn; nhóm thứ 2 uống trung bình hơn 2 ly cà phê mỗi ngày.

Trước đó, có nhiều mối quan tâm được đặt ra về việc tiêu thụ cà phê đối với người có nguy cơ mắc cao huyết áp cũng như diễn tiến của bệnh.

Nhiều người lo ngại rằng caffeine có thể gây rủi ro cho người bệnh cao huyết áp hoặc uống quá nhiều sẽ thúc đẩy căn bệnh này, nhưng một số bằng chứng khác cho thấy dường như nó vô hại.

Do vậy, nhóm tác giả Hàn Quốc quyết định so sánh tác động dựa trên lượng cà phê uống vào.

Với sự chênh lệch tối thiểu giữa hai nhóm, tác động đã khác biệt rõ rệt. Với những người tiêu thụ trên 2 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ cao huyết áp đã giảm đi 15% so với mức 2 ly; tỉ lệ này có thể tăng lên tới 24% với người cao tuổi.

Theo các tác giả, mối lo ngại thông thường của bệnh nhân cao huyết áp khi uống cà phê đến từ việc caffeine thực sự gây tăng huyết áp cấp tính, thông qua tác động kích thích phản ứng hormone cortisol ở tuyến yên.

Tuy nhiên, nếu uống cà phê như một thói quen, người uống sẽ có khả năng chịu được tác dụng cấp tính. Không chỉ thế, một tập hợp các hormone điều hòa ngược lại giúp họ duy trì mức huyết áp tốt hơn khi tiếp xúc với caffeine so với người bình thường.

Về lâu dài, cà phê chứa nhiều chất xơ hòa tan, các chất chống oxy hóa nhóm polyphenol và kali, đều là những thứ có lợi trong việc giúp ổn định huyết áp.

Do vậy, nếu một người thường không uống cà phê đột ngột uống một lần quá nhiều, điều đó có thể gây rắc rối nhất là khi họ bị cao huyết áp. Nhưng nếu đó đã là thói quen, cà phê sẽ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc ổn định mức huyết áp ở người đã bị bệnh.

Tất nhiên nếu bạn là bệnh nhân, tuân thủ điều trị bằng thuốc là điều cần thiết, song song với thay đổi chế độ tập luyện, ăn uống - bao gồm bổ sung đều đặn những thực phẩm có lợi cho bệnh trạng và giảm muối.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/bat-ngo-voi-so-ly-ca-phe-nen-uong-de-chong-cao-huyet-ap-19624022610125427.htm 

  • Từ khóa

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca, nên thời điểm này người dân không cần xét...
15:38 - 10/05/2024
32 lượt xem

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Có hơn 120.000 ca tử vong do ung thư tại Việt Nam mỗi năm. 50-80% người bệnh mắc bệnh ung thư đến khám ở giai đoạn trễ, 3 và 4.
14:10 - 10/05/2024
63 lượt xem

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng...
11:45 - 10/05/2024
120 lượt xem

Lý do Bộ Y tế thu hồi lô thuốc ung thư nhập khẩu từ Đức

Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế TP HCM kiểm tra và giám sát doanh nghiệp thực hiện việc thu hồi và xử lý lô thuốc điều trị một số bệnh ung thư não do vi...
10:06 - 10/05/2024
160 lượt xem

Hoa đu đủ đực có chữa được ung thư?

Trong hoa đu đủ có rất nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa một số bệnh, trong đó có ung thư. Nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định...
09:59 - 10/05/2024
166 lượt xem