190
/
163244
Bệnh nào cần tránh ăn ớt?
benh-nao-can-tranh-an-ot
news

Bệnh nào cần tránh ăn ớt?

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:17:49
2,161 lượt xem

Ớt không chỉ được biết đến với vị cay hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất chống ô xy hóa dồi dào. Một trong những dưỡng chất có lợi nhất trong ớt là capsaicin, có tác dụng tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, khi đã mắc một số bệnh thì cần tránh ăn ớt.

Ớt có rất nhiều loại khác nhau, từ những trái ớt nhỏ màu đỏ đến ớt chuông. Chúng là nguồn cung cấp chất lượng các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, C, B2, B3 và B6. Ngoài ra, ớt còn có nhiều carotenoid, một tiền chất của vitamin A, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).

Bệnh nào cần tránh ăn ớt?- Ảnh 1.

Những người bị vẩy nến nên tránh ăn ớt trái và ớt chuông PEXELS

Dù mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vậy nhưng một số người cần tránh ăn ớt. Đối tượng đầu tiên cần nhắc đến là những người mắc bệnh vẩy nến. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo họ nên tránh ăn ớt trái và ớt chuông.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Dermatology and Therapy cho thấy các loại ớt trái và ớt chuông có thể khiến triệu chứng của bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Vẩy nến là một bệnh da tự miễn. Hệ miễn dịch do một trục trặc nào đó đã tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh. Các triệu chứng của bệnh là da phát ban từng mảng và theo chu kỳ, ngứa, rát, nứt da, đốm vảy và đau nhức.

Không những vậy, viêm khớp vẩy nến, một loại viêm khớp liên quan đến bệnh vẩy nến, cũng cần tránh ăn ớt chuông và một số loại thực vật thuộc họ cà như cà chua, cà tím. Một số chất trong các loại thực vật này có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân là do trong ớt chuông, cà chua hay cà tím có một hợp chất gọi là solanine. Chất này khi vào cơ thể sẽ gây khó chịu về tiêu hóa và viêm ở những người mắc bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến.

Trong khi đó, ớt trái chứa nhiều capsaicin. Chất này nếu đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa có thể tác động tiêu cực đến bệnh vẩy nến. Thế nhưng, nếu bôi chất capsaicin lên da thì có thể giúp kiểm soát các triệu chứng vẩy nến. Do đó, nhiều loại kem bôi có thành phần là capsaicin.

Những người mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa như bệnh viêm ruột, bệnh celiac, viêm loét dạ dày, các vấn đề về túi mật và trào ngược a xít nên thận trọng khi ăn ớt cũng như các món cay.

Những người bị dị ứng với ớt trái và ớt chuông cũng cần tránh ăn các loại thực vật này. Các triệu chứng dị ứng thường gặp là phát ban trên da, ngứa da, sưng mặt, môi và cổ họng. Trong một số trường hợp, những người dị ứng với ớt chuông cũng sẽ dị ứng với cà chua và cà tím, theo Verywell Health.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/benh-nao-can-tranh-an-ot-18524042323220868.htm

  • Từ khóa

Tầm soát để sớm phòng bệnh tan máu bẩm sinh

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra hàng năm mắc bệnh và mang gen bệnh,...
16:37 - 07/05/2024
186 lượt xem

5 biểu hiện bệnh thận ở bàn chân cần đi khám ngay

Một trong những điều quan trọng với với bệnh thận là phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh. Vì khi phát hiện sớm, bác sĩ sẽ có các biện pháp giúp kiểm soát,...
14:26 - 07/05/2024
256 lượt xem

Vụ hơn 500 người nghi ngộ độc ở Đồng Nai: Tìm thấy khuẩn Salmonella ở một bé trai

Một bé trai điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, kết quả có khuẩn Salmonella trong phân.
11:31 - 07/05/2024
310 lượt xem

Vì sao hay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau bữa ăn trưa?

Cảm giác uể oải, buồn ngủ sau bữa ăn trưa là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể. Ngoài ra, việc chúng ta ăn món gì và bao nhiêu cũng sẽ khiến cảm...
10:20 - 07/05/2024
338 lượt xem

Cảnh báo biến thể COVID-19 mới lây nhanh hơn, né miễn dịch tốt hơn

Biến thể COVID-19 mới có tên KP.2 đang lan nhanh ở Mỹ, Anh và Canada, được cho là có khả năng 'né' miễn dịch tốt hơn tất cả các biến thể trước đây.
08:30 - 07/05/2024
400 lượt xem