205
/
105305
Phòng chống dịch COVID-19: Chặt chẽ nhưng không cực đoan, tránh bất lợi cho người dân
phong-chong-dich-covid-19-chat-che-nhung-khong-cuc-doan-tranh-bat-loi-cho-nguoi-dan
news

Phòng chống dịch COVID-19: Chặt chẽ nhưng không cực đoan, tránh bất lợi cho người dân

Thứ 7, 20/02/2021 | 11:45:49
576 lượt xem

Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trong những ngày vừa qua đang đòi hỏi cả xã hội phải vào cuộc quyết liệt hơn. Vấn đề đặt ra là làm sao vừa phòng chống dịch, vừa phải có các biện pháp hài hòa nhằm đảm bảo đời sống người dân, tránh tình trạng hàng hóa ứ đọng tại các địa phương đang bị cách ly phòng dịch.

Tỉnh Hải Dương hiện còn hơn 30.000 tấn cà rốt đến kỳ thu hoạch. Ảnh: TTXVN 

Tránh ứ đọng hàng hóa, "ngăn sông cấm chợ"

Mới đây, tại cuộc họp giao ban của Thường trực Chính phủ về tình hình Tết và phòng chống COVID-19 với sự tham dự của một số bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chúng ta đã kết thúc 1 năm thắng lợi, đời sống của người dân được nâng lên trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, đặc biệt là dịch bệnh, thiên tai dồn dập.

Thời gian qua, việc chỉ đạo chuẩn bị Tết phục vụ nhân dân rất quyết liệt, kịp thời, nhất là chuẩn bị lượng hàng hóa cần thiết, hỗ trợ các vùng khó khăn, quan tâm an sinh xã hội cho người nghèo, vùng thiên tai, trong đó hỗ trợ gần 9.000 tấn gạo cho các vùng khó khăn để người dân không thiếu cơm lạt muối, đứt bữa. Công tác chăm sóc sức khỏe người dân cũng được tăng cường.

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, chúng ta cần có đầy đủ quyết tâm, tinh thần hành động và ý chí lớn mạnh hơn bao giờ hết, ngay từ quý I này phải quyết tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ở Bộ mình, ở địa phương mình.

“Cân đối giữa phát triển kinh tế nhanh với việc bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội, trong đó có vấn đề gìn giữ môi trường, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc, ví dụ như trong phòng dịch phải gắn với đời sống và giải phóng hàng hóa. Ý nói là phải phát triển cân bằng, hài hòa, bao trùm không ai bỏ lại phía sau, không để địa phương nào bị tụt lại, đánh mất cơ hội phát triển, nhất là địa phương có điều kiện phát triển” - Thủ tướng nói.

Chia sẻ với Báo Lao Động về vấn đề này, đại tá Phạm Trường Dân - nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam (Đại biểu Quốc hội khoá XIII) - cũng cho rằng, việc đưa ra những biện pháp mạnh để phòng, chống dịch bệnh là điều cần thiết trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta cũng thực hiện mục tiêu kép, đó là vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế. Mục tiêu đều là để đảm bảo an toàn sức khoẻ, tính mạng, đời sống của nhân dân.

“Các địa phương cần tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo sự công bằng cho các thành phần kinh doanh, đảm bảo sự lưu thông hàng hoá, không nên để xảy ra tình trạng “ngăn sông cấm chợ” nhưng cũng đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh. Có như vậy, chúng ta mới có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu kép như đã đề ra” - đại tá Dân nói.

Cần một chiến dịch "giải cứu"

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, trước tình hình nông sản tiêu thụ như tại Hải Dương gặp khó khăn thời điểm này rất cần một số doanh nghiệp thương mại, phân phối tham gia "giải cứu". Các tỉnh lớn có sức tiêu thụ cao phải có biện pháp để cho phép phương tiện, người lái, người giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn có dịch như Hải Dương được ra, vào địa phương để lưu thông hàng hóa, kịp thời tiêu thụ nông sản, thực phẩm, nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu sản xuất và thông quan xuất khẩu theo đúng kế hoạch.

Tuy nhiên, theo ông Doanh, các địa phương có dịch như Hải Dương cũng nên gửi danh sách các doanh nghiệp cung ứng, thu mua chế biến nông sản, thực phẩm có người, phương tiện đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch cho các địa phương khác để tạo điều kiện cho phương tiện qua lại các chốt, trạm giao nhận hàng hóa thuận tiện.

Còn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hoà - Phó Trưởng đoàn ĐBQH Tỉnh Đồng Tháp - cho rằng, Chính phủ cũng đã xác định rất rõ tinh thần thực hiện chiến dịch phòng, chống dịch hiệu quả cả về y tế và kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu kép. Không dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phải kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm an toàn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc phòng, chống dịch bệnh được thực hiện theo chiến lược “khoanh vùng nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc, xét nghiệm rộng và nhanh”.

Do đó, các địa phương cần xác định rõ tinh thần này và thực hiện một cách hiệu quả nhất “mục tiêu kép”. Đối với các biện pháp kiểm soát xã hội để phòng, chống dịch bệnh cần được tính toán, cân nhắc rất kỹ lưỡng. Những nơi nào cần khoanh vùng, cần hạn chế đi lại thậm chí phải tạm ngừng kinh doanh một số loại mặt hàng cần được xác định rõ để khống chế dịch bệnh theo đúng quy định. Còn những nơi không phải ổ dịch, không phải điểm dịch thì cũng cần có những biện pháp kiểm soát phù hợp để có thể đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế.

“Do vậy, để đảm bảo việc phát triển mục tiêu kép, các địa phương cần tính toán về mức độ áp dụng các biện pháp kiểm soát xã hội cần thiết, tại từng địa bàn, khu vực để hạn chế tối đa bất lợi cho người dân, đảm bảo vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế” - ông Hoà nói.

Theo Lao Động

https://laodong.vn/thoi-su/phong-chong-dich-covid-19-chat-che-nhung-khong-cuc-doan-tranh-bat-loi-cho-nguoi-dan-881763.ldo

  • Từ khóa

Bộ trưởng Quân đội Pháp đến Việt Nam: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu có ý nghĩa rất quan trọng, mang tinh thần “khép lại quá khứ,...
15:01 - 05/05/2024
23 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị điều phối vùng Đông Nam bộ

Sáng 5.5, tại Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ đã chủ trì Hội nghị lần thứ 3, nhằm triển khai thực hiện...
14:28 - 05/05/2024
26 lượt xem

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: 'Bùn - máu và hoa'

Đến tỉnh Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi được trải nghiệm trong không gian ngập tràn sắc đỏ và thấu hiểu dòng chữ 'Bùn -...
09:02 - 05/05/2024
164 lượt xem

Bộ Nội vụ: Cải cách tiền lương với công chức, mức thấp nhất không dưới 5 triệu

Trả lời tại họp báo Chính phủ chiều tối 4-5, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh thông tin về tiến độ chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1-7 tới đây.
19:52 - 04/05/2024
483 lượt xem

Khởi tố ông Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ...
18:33 - 04/05/2024
553 lượt xem