205
/
156095
Mỗi năm đến trường, phụ huynh man mác buồn vì sách giáo khoa tăng giá
moi-nam-den-truong-phu-huynh-man-mac-buon-vi-sach-giao-khoa-tang-gia
news

Mỗi năm đến trường, phụ huynh man mác buồn vì sách giáo khoa tăng giá

Thứ 4, 08/11/2023 | 15:57:00
1,969 lượt xem

"Mỗi năm đến trường, lòng phụ huynh man mác buồn bởi cái gì cũng tăng giá, trong đó có cả sách giáo khoa".

Tại phiên chất vấn sáng 8/11, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp đã nói như trên khi chất vấn về vấn đề xã hội hóa sách giáo khoa (SGK). 

Đại biểu này đặt câu hỏi: "Bất kỳ ở lĩnh vực nào khi xã hội hóa đều hạ giá, nhưng riêng SGK, tại sao càng xã hội hóa giá càng tăng, đây là nghịch lý".  

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu quan điểm, xã hội hóa sách giáo khoa là chủ trương đúng đắn, với sự tham gia của các nhà khoa học nhưng trong quá trình thực hiện có nhiều vấn đề, tại sao càng xã hội hóa, giá sách giáo khoa càng tăng?

Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (Ảnh: Phạm Thắng).

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 122/2020/QH14 của Quốc hội cũng không quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo không được quyền sản xuất sách giáo khoa.

Đại biểu này cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên biên soạn một bộ sách giáo khoa riêng để cùng cạnh tranh với các nhà xuất bản, các đơn vị sản xuất sách giáo khoa khác. 

Đại biểu nêu thực tế: "Mỗi năm đến hè, học sinh man mác buồn nhưng mỗi năm đến trường, lòng phụ huynh man mác buồn bởi cái gì cũng tăng, trong đó có cả sách giáo khoa.

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một bộ sách giáo khoa để cùng cạnh tranh với các nhà xuất bản khác, khi Nhà nước cần thiết sẽ định giá, tiến tới không thu phí sách giáo khoa mà trợ cấp hoàn toàn", đại biểu này nói.

Trả lời ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong thực tế, giá sách giáo khoa khi xã hội hóa chưa rẻ như mong muốn.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm thẩm định về mặt chuyên môn, còn vấn đề tài chính thì duyệt giá trên cơ sở kê khai của các nhà xuất bản.

Về vấn đề Bộ GD&ĐT biên soạn riêng bộ sách giáo khoa của Nhà nước, Bộ trưởng cho biết đã bày tỏ đầy đủ quan điểm về vấn đề này trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội tại kỳ họp nên không nhắc lại.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp (Ảnh: Phạm Thắng).

Được biết trước đó, tại phiên thảo luận trên nghị trường về tình hình kinh tế - xã hội chiều 30/10, vấn đề sách giáo khoa được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn.

Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận sáng 1/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong báo cáo Chính phủ về kinh tế - xã hội có nhận định, "sách giáo khoa chưa đáp ứng yêu cầu".

Đây là nhận định mà ngành giáo dục xác định là đòi hỏi cao, rất trách nhiệm của Chính phủ, dù đã làm được nhiều việc nhưng vẫn phải làm tốt thêm và ngành giáo dục đang cố gắng để thực hiện tốt.

Với việc biên soạn bộ SGK, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, từ nay đến năm 2024, việc quan trọng nhất cần làm là thẩm định chất lượng các sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 cho thật tốt, đảm bảo đủ sách giáo khoa trước năm học mới.

Về vấn đề được giao, Bộ sẽ có đánh giá tổng thể, sâu sắc về vấn đề này và sẽ có đề đạt phương án với Quốc hội.

Đối với vấn đề thiếu giáo viên, trả lời đại biểu Leo Thị Lịch đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang sáng 8/11, tư lệnh ngành Giáo dục cho biết, để giải quyết được vấn đề này, cần có giải pháp đồng bộ. Việc thiếu giáo viên thường xảy ra ở bậc mầm non và tiểu học, ở các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Bộ trưởng cho rằng, dù 5 năm qua, chúng ta đã sắp xếp, dồn dịch được nhiều điểm trường, tuy nhiên, công tác dồn dịch điểm trường này cần được tiếp tục thực hiện ở nhiều khu vực.

Với việc giảm biên chế 10%, qua trao đổi với các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên, Bộ trưởng đề nghị, tỷ lệ này không nên đặt ra một cách cào bằng, máy móc, giống nhau ở các địa phương mà cần có cơ chế linh động sao cho phù hợp.

Theo đó, đối với các nơi tỷ lệ biên chế viên chức giáo dục lớn hơn, cần cân nhắc để đảm bảo đủ giáo viên. Đối với những vùng có điều kiện kinh tế khá hơn, có khả năng xã hội hóa tốt hơn, cần có giải pháp chia sẻ với các tỉnh miền núi và khó khăn.

Ngoài ra, cần có những giải pháp về nguồn tuyển, chuẩn bị nguồn tuyển, đầu vào, để khi các tỉnh miền núi, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tiến hành tuyển thì sẽ sẵn có nguồn ứng tuyển.   

Theo Mỹ Hà/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/giao-duc/moi-nam-den-truong-phu-huynh-man-mac-buon-vi-sach-giao-khoa-tang-gia-20231108110117311.htm

  • Từ khóa

Đu trend 'đi tìm kho báu' là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật

Đây là khẳng định của ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ TT-TT...
09:12 - 14/05/2024
23 lượt xem

Đến lúc bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Giới chuyên gia kinh tế kiến nghị cần quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu chặt chẽ để khắc phục những bất cập, đồng thời quản lý việc trích lập, chi quỹ công...
08:38 - 14/05/2024
39 lượt xem

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
07:56 - 14/05/2024
63 lượt xem

'Bốc thuốc' nào cho thị trường vàng?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quản lý thị trường vàng thời gian qua còn nhiều bất cập, đề nghị Chính phủ khẩn trương có giải pháp cho vấn đề này.
07:49 - 14/05/2024
52 lượt xem

Bộ TT-TT nói gì về đu trend 'đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan'?

Những người đu trend 'đi tìm kho báu' của bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã cắt ghép, 'chế' những ảnh mang tính chất hài hước,...
19:29 - 13/05/2024
370 lượt xem