205
/
64405
“Công bố chi phí thủ tục hành chính phải làm rõ được khoản bao thư, lót tay”
cong-bo-chi-phi-thu-tuc-hanh-chinh-phai-lam-ro-duoc-khoan-bao-thu-lot-tay
news

“Công bố chi phí thủ tục hành chính phải làm rõ được khoản bao thư, lót tay”

Thứ 6, 17/08/2018 | 14:48:35
1,055 lượt xem

Nêu yêu cầu cho cơ quan xây dựng báo cáo về chỉ số chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, làm sao phải đánh giá được cả những chi phí ngoài luồng để “trôi” được thủ tục như “bao thư, thiệp chúc mừng” lót tay thì mới cắt giảm được thêm nhiều các gánh nặng cho doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị công bố bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (TTHC) năm 2018 (APCI 2018) sáng 17/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng – Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng - nhấn mạnh ý nghĩa của việc thúc đẩu cải cách là hướng tới mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động – nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ hiện nay.

“Kẹp phong bì cũng không biết đưa cho ai”

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng công bố báo cáo về chỉ số APCI 2018 (ảnh: VGP)Bộ trưởng Mai Tiến Dũng công bố báo cáo về chỉ số APCI 2018 (ảnh: VGP)

Đánh giá về bản cáo cáo chỉ số APCI lần đầu tiên được thực hiện, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, lần đầu nên có thể có những thứ chưa thể “tròn trịa” nhưng việc này cũng sẽ giúp cho việc đánh giá minh bạch, rõ ràng và công tâm hơn.

Theo người phát ngôn Chính phủ, chi phí cho thủ tục hành chính bao gồm cả chi phí về thời gian, tiền của, cả chi phí trực tiếp và gián tiếp, chi phí chính thức và không chính thức.

“Theo phản ánh của các Hiệp hội, doanh nghiệp thì các chi phí này còn rất cao. Doanh nghiệp, người dân khi làm thủ tục hành chính còn mất nhiều thời gian, đi lại nhiều lần, với nhiều loại chi phí” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu thực tế.

Vì thế, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là Hội đồng tư vấn về cải cách TTHC phải giúp Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt việc này.

Ngay trong năm 2018, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC liên tục hoạt động, liên tục đối thoại, gặp gỡ, lắng nghe các Hiệp hội, doanh nghiệp, các ngành hàng để nắm bắt được thông tin từ nhiều hướng.

“Chúng tôi lắng nghe cả DN, người dân chứ không chỉ lắng nghe từ phía cơ quan nhà nước với nhau” – ông Dũng nhấn mạnh, cắt giảm được thời gian, chi phí chính thức và không chính thức thì sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn.

Trong việc thực hiện mục tiêu này, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh, Bộ ngành, địa phương nào làm tốt thì phải đánh giá tốt. Việc cải cách phải quyết liệt, đồng bộ từ trên xuống vì “thực sự không ai muốn rời bỏ quyền lợi của mình trong thực thi công vụ”.

“Nếu làm tốt, công khai tốt thì các chi phí sẽ giảm, cả chi phí về thời gian và những khoản như bao thư lót tay, bởi chúng ta sẽ giám sát được” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo ông Dũng, thực tế khi đi kiểm tra tại các cơ quan áp dụng CNTT và dịch vụ công trực tuyến, người đi làm thủ tục hành chính “có kẹp phong bì cũng không biết đưa cho ai, vì không biết ai giải quyết thủ tục của mình”.

Theo đánh giá của người phát ngôn Chính phủ, thực hiện những việc này chắc chắn sẽ có va chạm nhưng chúng ta phải chấp nhận va chạm, không muốn làm cũng phải làm.

“Trong cải cách thì không thể không có người phản đối, vì cải cách mà không có người phản đối là cải cách tồi. Nhưng chúng ta phải quyết tâm bỏ cái cũ để thay bằng cái tiến bộ, phải thuyết phục, động viên, chia sẻ với nhau. Trong quá trình làm có vấp là bình thường, nhưng không vì bất cứ lý do gì để ràng buộc việc cải cách” – ông Dũng nhấn mạnh.

“Con người không thay đổi thì có trời cứu được”

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không ép từ trên xuống thì không ai cải cách vì thực sự không ai muốn rời bỏ quyền lợi của mình trong thực thi công vụ”.Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "Không ép từ trên xuống thì không ai cải cách vì thực sự không ai muốn rời bỏ quyền lợi của mình trong thực thi công vụ”.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, chúng ta đã có nhiều chỉ số để đánh giá việc cải cách, lần này thêm chỉ số này sẽ kỳ vọng tạo ra những bộ chỉ số công khai, minh bạch để thực hiện mục tiêu Thủ tướng giao về xây dựng Chính phủ phục vụ, hướng tới người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh những chỉ số “đo đếm” về năng lực cạnh tranh, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp như PCI, PAPI… thì APCI sẽ tạo ra những tiền đề để đánh giá thực chất hơn với những con số cụ thể tính ra được bằng tiền, bằng chi phí của doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.

Từ đó, mọi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước đều sẽ có sự kiểm soát và giải trình, đặc biệt là với những cán bộ liên quan trực tiếp đến việc thực thi thủ tục hành chính.

“Đây là những kỳ vọng rất lớn, thay đổi được cách nhìn nhận của chúng ta về cải cách, tạo ra sự quyết liệt đồng bộ và công khai đánh giá phải bằng cách lượng hoá cụ thể. Tiếc là lần đầu, báo cáo chưa đánh giá được những chi phí phi chính thức mà doanh nghiệp phải trả khi tiếp cận làm thủ tục hành chính. Làm sao phải đánh giá được cả những chi phí ngoài luồng để “trôi” được thủ tục như “bao thư, thiệp chúc mừng” lót tay thì mới cắt giảm được thêm nhiều các gánh nặng cho doanh nghiệp” – Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách hành chính của Thủ tướng nêu yêu cầu.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng lưu ý, việc này không chỉ nhìn nhận ở phía cơ quan quản lý Nhà nước mà cần có sự tham gia của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, vì cải cách phải đồng bộ từ nhiều phía.

Đồng tình, ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cho rằng, việc này nếu chỉ bằng ý chí thì không làm được.

Theo ông Thân, bây giờ phải đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin và cần đánh giá, nhìn nhận từ 2 chiều, cả phía các cơ quan công quyền và cả phía người dân, doanh nghiệp.

“Nếu làm tốt ở các Bộ, ngành trên T.Ư mà người dân, doanh nghiệp không hiểu thì chi phí không chính thức vẫn tồn tại, vì ông nào cũng muốn công trình, dự án của mình nhanh chóng được tiếp cận, giải quyết” – ông Thân lưu ý.

Đặc biệt, ông cũng nhấn mạnh đến yếu tố con người và đạo đức công vụ của cán bộ.

“Con người, đạo đức, tư duy mà không thay đổi thì trời cũng không cứu được chứ đừng nói đến công nghệ thông tin. Con người và công nghệ phải tương tác với nhau, nếu làm được thì rất tốt” – ông Thân nêu quan điểm và cho rằng, cần tuyên truyền rộng rãi hơn việc này, còn nếu chỉ ngồi đây để nói với nhau rồi về cất vào ngăn bàn thì không có ý nghĩa gì.

Theo P.Thảo/Dân trí 

  • Từ khóa

Bộ trưởng Quân đội Pháp đến Việt Nam: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu có ý nghĩa rất quan trọng, mang tinh thần “khép lại quá khứ,...
15:01 - 05/05/2024
21 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị điều phối vùng Đông Nam bộ

Sáng 5.5, tại Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ đã chủ trì Hội nghị lần thứ 3, nhằm triển khai thực hiện...
14:28 - 05/05/2024
25 lượt xem

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: 'Bùn - máu và hoa'

Đến tỉnh Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi được trải nghiệm trong không gian ngập tràn sắc đỏ và thấu hiểu dòng chữ 'Bùn -...
09:02 - 05/05/2024
163 lượt xem

Bộ Nội vụ: Cải cách tiền lương với công chức, mức thấp nhất không dưới 5 triệu

Trả lời tại họp báo Chính phủ chiều tối 4-5, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh thông tin về tiến độ chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1-7 tới đây.
19:52 - 04/05/2024
481 lượt xem

Khởi tố ông Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ...
18:33 - 04/05/2024
550 lượt xem