205
/
95690
Công nhận liệt sĩ thời bình: Điều kiện phải chặt chẽ, xứng đáng hơn
cong-nhan-liet-si-thoi-binh-dieu-kien-phai-chat-che-xung-dang-hon
news

Công nhận liệt sĩ thời bình: Điều kiện phải chặt chẽ, xứng đáng hơn

Thứ 3, 11/08/2020 | 13:44:48
337 lượt xem

“Liệt sĩ hy sinh trong chiến đấu thì rõ ràng nhưng thời bình không quy định chặt chẽ, sự mất mát nào cũng đề nghị liệt sĩ thì phải cân nhắc”.

Sáng 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi). Một trong những nội dung mà Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội là việc công nhận liệt sĩ, bệnh binh thời kỳ đất nước hoà bình (thời bình).

cong nhan liet si thoi binh: dieu kien phai chat che, xung dang hon hinh 1

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung

Thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, theo quy định hiện hành, người dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân mà chết thì được xem xét công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định này, nhiều trường hợp chết đuối nước khi cứu người, cứu tài sản hoặc tham gia phòng, chống bão lũ, chết do tai nạn khi làm nhiệm vụ… dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận trong xã hội song việc được công nhận liệt sĩ làm dư luận xã hội không đồng tình.

Sau khi xem xét, Chính phủ sửa đổi tại Điều 14 của dự thảo Pháp lệnh theo hướng chỉ xem xét đối với những trường hợp chết do có hành động đặc biệt dũng cảm thực hiện các công việc đặc biệt nguy hiểm, cấp bách, để cứu người, cứu tài sản của nhà nước, nhân dân; là những tấm gương, có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Những trường hợp khác hướng chuyển sang khen thưởng theo pháp luật Thi đua khen thưởng (huy chương, huân chương) và thực hiện trợ cấp mai táng hoặc hưởng chính sách tử tuất theo luật Bảo hiểm xã hội.

Chính phủ cũng đề xuất là không tiếp tục công nhận bệnh binh mới là đối tượng người có công; trừ các trường hợp làm nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, cấp bách làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Bệnh binh mới từ khi pháp lệnh sửa đổi có hiệu lực, hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đối với các trường hợp là bệnh binh đang hưởng theo Pháp lệnh hiện hành thì tiếp tục được hưởng theo quy định.

Về vấn đề này, Cơ quan thẩm tra Ủy ban về Các vấn đề xã hội có hai loại ý. Ý kiến thứ nhất tán thành với đề xuất của Chính phủ, sửa đổi theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn ý kiến khác đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành.

“Đa số ý kiến Ủy ban tán thành loại ý kiến thứ nhất, vì cho rằng việc bổ sung tính chất công việc, hiệu ứng của hành động và nâng mức độ dũng cảm, cứu người, cứu tài sản, sẽ đảm bảo điều kiện chặt chẽ hơn, xứng đáng hơn”, Chủ nhiệm Nguyễn Thuý Anh cho biết.

Về vấn đề bệnh binh trong thời bình, Ủy ban này thống nhất với dự thảo vì quân nhân, công an nhân dân đều tham gia đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, khi các đối tượng này bị mắc bệnh, bị suy giảm sức khỏe từ 31% trở lên thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị cần quy định cụ thể trong dự thảo pháp lệnh những nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, cấp bách hoặc Chính phủ phải quy định chi tiết.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, việc công nhận liệt sĩ, thương binh trong thời bình phải rà soát chặt chẽ tiêu chuẩn vì đây là sự tôn vinh chứ không chỉ là vấn đề trợ cấp. Bởi nếu tôn vinh không đúng thì có tác động ngược trở lại.

cong nhan liet si thoi binh: dieu kien phai chat che, xung dang hon hinh 2

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Cho ý kiến vào nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị nghiên cứu kỹ và làm rõ "đạo lý của vấn đề". "Liệt sĩ hy sinh trong chiến đấu thì rõ ràng nhưng thời bình này không quy định chặt chẽ thì việc ai cũng đề nghị, bất cứ sự mất mát nào cũng đề nghị liệt sĩ thì phải cân nhắc”, bà Ngân nêu quan điểm.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng trường hợp đặc biệt dũng cảm, thực hiện công việc cấp bách cứu tài sản của nhân dân, nhà nước thì trường hợp đó mới có tôn vinh, hình ảnh mới lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Do đó, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị phải quy định rất chặt chẽ. Trường hợp nào chưa rõ thì như pháp lệnh cũ./.

Theo Ngọc Thành/VOV.VN

https://vov.vn/chinh-tri/cong-nhan-liet-si-thoi-binh-dieu-kien-phai-chat-che-xung-dang-hon-1081915.vov

  • Từ khóa

Bộ trưởng Quân đội Pháp đến Việt Nam: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu có ý nghĩa rất quan trọng, mang tinh thần “khép lại quá khứ,...
15:01 - 05/05/2024
32 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị điều phối vùng Đông Nam bộ

Sáng 5.5, tại Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ đã chủ trì Hội nghị lần thứ 3, nhằm triển khai thực hiện...
14:28 - 05/05/2024
32 lượt xem

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: 'Bùn - máu và hoa'

Đến tỉnh Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi được trải nghiệm trong không gian ngập tràn sắc đỏ và thấu hiểu dòng chữ 'Bùn -...
09:02 - 05/05/2024
172 lượt xem

Bộ Nội vụ: Cải cách tiền lương với công chức, mức thấp nhất không dưới 5 triệu

Trả lời tại họp báo Chính phủ chiều tối 4-5, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh thông tin về tiến độ chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1-7 tới đây.
19:52 - 04/05/2024
492 lượt xem

Khởi tố ông Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ...
18:33 - 04/05/2024
563 lượt xem