240
/
61453
Cần thay đổi nếu không muốn mất nhân lực tốt
can-thay-doi-neu-khong-muon-mat-nhan-luc-tot
news

Vì sao 'nhân tài' rời khu vực nhà nước? Cần thay đổi nếu không muốn mất nhân lực tốt

Thứ 5, 24/05/2018 | 10:36:22
339 lượt xem

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc nhân tài ngày nay không mặn mà làm việc nhà nước có thể có nhiều nguyên nhân, trong đó đa phần là không được sử dụng đúng sở trường, năng lực...

Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (thuộc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng) tổ chức các hội thảo du học nhằm tìm kiếm, tư vấn cho học viên /// Ảnh: Văn Tiến

Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (thuộc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng) tổ chức các hội thảo du học nhằm tìm kiếm, tư vấn cho học viênẢNH: VĂN TIẾNTheo đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc, việc nhiều “nhân tài” ở Đà Nẵng sẵn sàng bồi thường chi phí đào tạo hàng tỉ đồng để rút tên ra khỏi đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một minh chứng cho những vấn đề liên quan tới cán bộ, chính sách nảy sinh khi Đà Nẵng bước vào thời kỳ khủng hoảng được gọi là “cơn sốt vỡ ra” sau một thời gian phát triển.

Theo ông Quốc, nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ hệ thống giá trị về nhân tài của chúng ta đang sai khi “đo” nhân tài hoàn toàn dựa vào bằng cấp.“Nhân tài ở đây không phải chỉ những người xuất chúng”, ông Quốc nêu quan điểm và cho rằng sử dụng nhân tài đúng cách là phải dùng người nào đúng việc đó, đúng sở trường năng lực và nhân tài phải được hưởng thụ tương xứng với đóng góp của mình. “Sử dụng nhân tài không không phải thu hút về lượng lớn tiến sĩ nhưng không biết cần tiến sĩ ấy làm gì. Nhà khoa học mà không được làm khoa học thì có thu hút về cũng sử dụng lãng phí chứ đừng nói hiệu quả”, ông Quốc bày tỏ.

Cùng quan điểm, ĐBQH Lê Thanh Vân (đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau), cho rằng việc “thoái lui” của nhân tài có thể là do môi trường làm việc không như mong muốn hoặc việc trọng dụng không đúng nghĩa.“Nghĩa là trên danh nghĩa thì anh nói trọng dụng, nhưng đến khi làm việc cụ thể thì không dùng người ta, hoặc dùng mà không đúng sở trường của họ. Một người có tầm nhìn, có tư duy, có khả năng kiến tạo chính sách nhưng lại được phân công làm công tác phục vụ, điếu đóm, cắp tráp thì chẳng khác gì đem gỗ lim đi làm phên dậu, còn tre nứa thì làm trụ cột”, ông Vân thẳng thắn.Ông Lê Thanh Vân cho rằng việc để nhân tài “thoái lui”, trách nhiệm lớn thuộc về những người đứng đầu. Bởi lẽ, chính người đứng đầu đã không đánh giá được năng lực thực sự của nhân tài nên mới có chuyện dùng sai khiến người tài phải bỏ đi. “Người sử dụng nhân tài trước hết cũng phải là một nhân tài. Người đứng đầu là người tài thì ắt hẳn biết dùng người tài đúng chỗ”, ông Vân phân tích.

Theo Thanh niên Online

  • Từ khóa

Bộ Nội vụ: Cải cách tiền lương với công chức, mức thấp nhất không dưới 5 triệu

Trả lời tại họp báo Chính phủ chiều tối 4-5, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh thông tin về tiến độ chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1-7 tới đây.
19:52 - 04/05/2024
341 lượt xem

Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai: Lên đến hơn 500 ca

Tính đến 6 giờ ngày 4.5, tổng số ca bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở TP. Long Khánh lên đến 529 người. Theo nhận định của Đoàn công tác Bộ Y tế, khả năng...
09:18 - 04/05/2024
649 lượt xem

Từ ngày 1-7 chỉ sử dụng một tài khoản VNeID để thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là...
15:52 - 03/05/2024
1,034 lượt xem

Tăng lương tối thiểu từ ngày 1-7: Người làm tự do vừa mừng vừa lo

Trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7 tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều người trẻ làm tự do, bán thời gian mừng vì có...
14:39 - 03/05/2024
1,019 lượt xem

Nhiều mặt hàng tăng giá, người tiêu dùng 'bóp bụng' với mâm cơm

Với hàng loạt mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, thịt... đều tăng giá, nhiều người dân cho biết phải 'thắt lưng buộc bụng' để duy trì cuộc sống chứ...
12:28 - 03/05/2024
1,092 lượt xem