4
/
107586
Vì sao doanh nghiệp từ chối chỉ tiêu xuất khẩu gạo?
vi-sao-doanh-nghiep-tu-choi-chi-tieu-xuat-khau-gao
news

Vì sao doanh nghiệp từ chối chỉ tiêu xuất khẩu gạo?

Thứ 4, 07/04/2021 | 15:03:44
1,071 lượt xem

Được giao chỉ tiêu xuất khẩu gạo sang Bangladesh, nhưng nhiều doanh nghiệp đã từ chối, trả lại hợp đồng.

Một số doanh nghiệp từ chối hợp đồng xuất khẩu sang Bangladesh. Ảnh: Vũ Long

Một số doanh nghiệp từ chối hợp đồng xuất khẩu sang Bangladesh. Ảnh: Vũ Long

Theo tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - Công ty Cổ Phần (Vinafood 2) đại diện Việt Nam trúng thầu 50.000 tấn gạo của Bangladesh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có công văn phân bổ chỉ tiêu hợp đồng đến 207 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước.

Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp không nhận chỉ tiêu xuất khẩu gạo đi Bangladesh và đã trả lại Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

Theo danh sách phân bổ chỉ tiêu đợt 1 của VFA đến 207 doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo danh sách cập nhật của Bộ Công Thương, thì tất cả các doanh nghiệp đều được phân bổ chỉ tiêu bằng nhau là 194 tấn/doanh nghiệp. Riêng Vinafood 2 là 10.036 tấn.

Ở lần phân bổ thứ 2 (bổ sung số gạo mà các doanh nghiệp khác từ chối), số lượng gạo tăng lên mức 138 tấn/doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có hơn 100 doanh nghiệp đồng ý nhận chỉ tiêu phân bổ của VFA, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài không nhận thực hiện.

Nguyên nhân các doanh nghiệp từ chối nhận chỉ tiêu phân bổ hợp đồng Bangladesh là do số lượng gạo xuất khẩu quá nhỏ, và thường thì các hợp đồng Chính phủ thanh toán tiền rất chậm, khoảng 4 - 6 tháng mới xong nên nhiều doanh nghiệp không muốn làm.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, nêu ý kiến: Xuất khẩu đi Banladesh là đúng, đây là hợp đồng tập trung do Vinafood 2 đại diện ký, VFA chịu trách nhiệm phân bổ cho các thương nhân có giấy phép xuất khẩu gạo.

“VFA phải thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương, thương nhân nào không làm (nhận chỉ tiêu được giao) thì VFA tiếp tục lấy số gạo đó chia tiếp lần 2 cho các thương nhân xác nhận thực hiện. Nếu không có doanh nghiệp nào nhận thì Vinafood 2 phải làm cả 50.000 tấn với tư cách là đại diện hợp đồng. Về kinh doanh xuất khẩu gạo của các thương nhân là làm theo Nghị định 107 của Chính phủ, không ai tự tiện được” – ông Phạm Thái Bình nói.

Theo Vũ Long/Lao động

https://laodong.vn/kinh-te/vi-sao-doanh-nghiep-tu-choi-chi-tieu-xuat-khau-gao-896380.ldo

  • Từ khóa

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Cơ khí là ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, tuy nhiên thời gian qua ngành này vẫn chưa phát triển như kỳ vọng.
17:07 - 12/05/2024
82 lượt xem

Sốt ruột giá USD vọt lên, doanh nghiệp than làm không đủ trả nợ

Giá USD được niêm yết tại các ngân hàng tăng trở lại sau thời gian hạ nhiệt, lên mốc 25.484 đồng bán ra. Các doanh nghiệp cần thanh toán hay trả nợ bằng...
12:33 - 12/05/2024
201 lượt xem

Rộn rã ngày mùa trên cánh đồng Mường Thanh

Những ngày này, trên khắp cánh đồng Mường Thanh ở lòng chảo Điện Biên rộn ràng tiếng nói cười hòa trong tiếng máy hối hả vào vụ gặt. Máy gặt đến đâu người...
09:29 - 12/05/2024
265 lượt xem

Khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích cà phê

Các ngành chức năng tỉnh Gia Lai khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích cà phê.
13:11 - 11/05/2024
727 lượt xem

Heo có lãi nhưng gà 'thua đau'

Giá heo hơi xuất chuồng đang duy trì đà tăng mạnh, trong khi giá gia cầm lại đứng ở mức thấp khiến người chăn nuôi gà chán nản.
08:22 - 11/05/2024
871 lượt xem