4
/
147385
Yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo EVN đàm phán giá với điện gió, mặt trời
yeu-cau-bo-cong-thuong-chi-dao-evn-dam-phan-gia-voi-dien-gio-mat-troi
news

Yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo EVN đàm phán giá với điện gió, mặt trời

Thứ 5, 18/05/2023 | 07:10:14
2,199 lượt xem

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương có văn bản chỉ đạo EVN đàm phán mức giá tạm thời với các chủ đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp liên quan đến đàm phán giá bán điện đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành đầu tư xây dựng xong chưa được vận hành.

Tại thông báo này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, thời gian qua, nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời đã được đầu tư, đưa vào sử dụng, bổ sung nguồn điện quan trọng để góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên, còn nhiều dự án đã được doanh nghiệp đầu tư nhưng chưa được đưa vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo EVN đàm phán giá với điện gió, mặt trời - 1

Nhà máy điện gió số 5 Ninh Thuận (Ảnh: Mai Ngọc).

Để kịp thời khắc phục tình trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15 ngày 3/10/2022, Quyết định số 21 ngày 7/1/2023 theo đúng quy trình, thủ tục và quy định. Trong thời gian chưa có quy định cụ thể về phương pháp định giá thì đàm phán giá và có văn bản hướng dẫn cụ thể về phương pháp tính và đảm bảo giá điện đối với điện gió, điện mặt trời.

Ngoài ra, Bộ Công Thương nghiên cứu thêm phương án tính toán giá tương tự cho dự án BT giao thông; kiểm toán lập, thống nhất mức lợi nhuận có thể chấp nhận, đảm bảo động lực đầu tư cho doanh nghiệp.

Bộ này cũng được giao chỉ đạo các cơ quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án đã hoàn thành.

Đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định, Bộ Công Thương khẩn trương có văn bản chỉ đạo EVN đàm phán với các chủ đầu tư với mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới điện trước ngày 20/5. Sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thành quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát lên lưới điện.

Đối với dự án chưa đủ điều kiện vận hành, còn vướng mắc về thủ tục pháp lý, Bộ Công Thương và các địa phương nơi có dự án điện chuyển tiếp khẩn trương hướng dẫn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hồ sơ theo quy định.

Đối với các dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thủ tục đầu tư, đã có trong Quy hoạch điện 8 điều chỉnh nhưng đã hết kỳ quy hoạch, Bộ Công thương có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp và địa phương nơi có dự án thực hiện đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, Nghị quyết số 61 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và các quy định có liên quan khác.

Cũng tại thông báo này, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương có văn bản hướng dẫn các UBND các tỉnh, thành phố thực hiện việc xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án chuyển tiếp có thời gian thực hiện quá 24 tháng so với thời hạn được quy định tại Giấy chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu theo đúng quy định, trước ngày 25/5 tới. 

Tháng 4 vừa qua, 23 nhà đầu tư có các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa được vận hành thương mại đã có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ kiến nghị khắc phục những bất cập trong cơ chế đàm phán giá phát điện, và đề xuất có cơ chế huy động tạm thời các dự án.

Cụ thể, đã có 28 nhà đầu tư nộp hồ sơ và đề nghị tham gia đàm phán với Công ty Mua bán điện (EVN-EPTC). Tuy nhiên, nhiều hồ sơ nộp chưa được chấp thuận đủ điều kiện đàm phán hoặc tiến độ đàm phán còn rất chậm do còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể làm cơ sở để tính toán giá điện và đàm phán.

Ngoài ra, theo nhà đầu tư, việc EVN-EPTC đưa ra phương án mức giá tạm thời bằng hoặc thấp hơn 50% giá trần khung giá phát điện của Quyết định 21 (tương đương mức giá tạm cho nhà máy điện mặt trời mặt đất là 592.45 đồng/kWh; nhà máy điện mặt trời nổi là 754.13 đồng/kWh; nhà máy điện gió trong đất liền là 793.56 đồng/kWh; nhà máy điện gió trên biển là 907.97 đồng/kWh) nếu không được hồi tố và trừ vào thời gian Hợp đồng PPA thì sẽ khiến doanh nghiệp "chết lâm sàng". Điều này cũng đi ngược lại hoàn toàn với chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và các cam kết của Chính phủ về cắt giảm khí thải carbon thông qua phát triển năng lượng tái tạo.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/yeu-cau-bo-cong-thuong-chi-dao-evn-dam-phan-gia-voi-dien-gio-mat-troi-20230517210638048.htm

  • Từ khóa

Giá vàng miếng SJC bốc hơi nửa triệu đồng/lượng

Hôm nay, 21-5, giá vàng miếng SJC bốc hơi còn 90,5 triệu đồng/lượng. Trong khi đó doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC với giá 89,42 triệu...
18:46 - 21/05/2024
35 lượt xem

Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam

Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU hiện đang là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
17:13 - 21/05/2024
79 lượt xem

Đề xuất gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Tại dự thảo tờ trình về việc ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước vừa gửi Bộ Tư...
15:36 - 21/05/2024
116 lượt xem

Ngành sữa trong nước đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu

Nguồn trong nước hiện chỉ đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu sữa dùng chế biến, do đó còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp ngành sữa tăng sản lượng.
14:45 - 21/05/2024
139 lượt xem

Các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực gỡ 'thẻ vàng' EC

Thời điểm này, các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang gấp rút xử lý những tồn đọng để góp phần gỡ 'thẻ vàng' từ EC.
12:15 - 21/05/2024
198 lượt xem