4
/
148019
Lộ lý do nhiều doanh nghiệp điện gió lỗ cả trăm tỷ đồng
lo-ly-do-nhieu-doanh-nghiep-dien-gio-lo-ca-tram-ty-dong
news

Lộ lý do nhiều doanh nghiệp điện gió lỗ cả trăm tỷ đồng

Thứ 3, 30/05/2023 | 13:59:21
2,143 lượt xem

Chi phí lãi vay lớn khi dùng đòn bẩy tài chính khiến hàng loạt doanh nghiệp điện gió lỗ nặng lên tới hàng trăm tỷ đồng, có bên ghi nhận nợ gấp gần 6 lần vốn chủ sở hữu.

Là đơn vị vận hành công trình điện gió Ea Nam lớn nhất cả nước, Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 lỗ gần 860 tỷ đồng năm 2022, trong khi cùng kỳ lãi hơn 1 tỷ đồng.

Dự án Ea Nam hiện ghi nhận nợ phải trả hơn 12.100 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, dư nợ trái phiếu đang lưu hành là gần 9.900 tỷ đồng, chiếm trên 80%. Năm ngoái, doanh nghiệp này chi gần 1.140 tỷ đồng, tương đương gần 40% vốn chủ sở hữu, để thanh toán lãi và gốc trái phiếu.

Đáng chú ý, Trung Nam Group - ông lớn ngành năng lượng tái tạo năm 2022 cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 255 tỷ đồng, giảm 84% so với kết quả năm 2021. Vốn chủ sở hữu của công ty không biến động nhiều so với đầu năm, đạt mức 27.914 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,44 lần, với giá trị nợ phải trả tăng 5,5% so với hồi đầu năm lên mức 68.110 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu tại thời điểm cuối năm là 24.285 tỷ đồng, chiếm gần 36% tổng nợ.

Vận hành 2 dự án cùng tên tại Gia Lai, Công ty cổ phần Phong điện Ia Pết Đak Đoa số 1 và Ia Pết Đak Đoa số 2 cũng nối dài danh sách dự án lỗ hàng trăm tỷ đồng. 2 công ty này lần lượt báo lỗ 209 tỷ đồng và 201 tỷ đồng. Trước đó, năm 2021, Pết Đak Đoa 1 lãi sau thuế 7 tỷ đồng, còn Pết Đak Đoa 1 lãi sau thuế 4,5 tỷ đồng.

Những công ty năng lượng tái tạo báo lỗ lớn trong năm 2022 tiếp theo là Phong điện Yang Trung và Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1, với khoản lỗ sau thuế lần lượt ở mức 91 tỷ đồng và 60,3 tỷ đồng. Năm 2021, hai công ty này lần lượt báo lãi 0,6 tỷ đồng và 4,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngành điện gió còn ghi nhận hàng loạt doanh nghiệp báo lợi nhuận âm hàng chục tỷ đồng, như Phong điện Chơ Long và Năng lượng Bắc Phương lần lượt lỗ 35,6 tỷ đồng và 7,2 tỷ đồng trong năm 2022. Trước đó, năm 2021, Phong điện Chơ Long lãi sau thuế 14,6 tỷ đồng

Các doanh nghiệp trên đều ghi nhận hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu từ 4 lần trở lên, có doanh nghiệp nợ cao hơn vốn 5-6 lần. Tuy nhiên, vẫn có doanh nghiệp có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu thấp so với các doanh nghiệp trong ngành là Công ty cổ phần Điện gió Phong Liệu.

Trong năm 2022, doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 124 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với mức 46 tỷ đồng năm 2021. Vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng tương ứng lên 675 tỷ đồng. Nhờ đó, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Phong Liệu thời điểm cuối năm 2022 là 1,68 lần, giảm so với mức 2,26 lần cuối năm 2021.

Điểm chung của các dự án điện gió thua lỗ là đều có đòn bẩy tài chính quá cao, tỷ lệ vay nợ bằng trái phiếu lớn.

Đòn bẩy cao kéo theo chi phí tài chính của các dự án cũng rất lớn. Không chỉ vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều huy động trái phiếu bằng cách trả lãi suất cao, lên đến 10,75%/năm trong giai đoạn đầu, sau đó thả nổi theo lãi suất tham chiếu.

Chính vì vậy, trong bối cảnh lãi suất điều hành tăng liên tục trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp đã phải dùng hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng để thanh toán lãi và gốc các lô trái phiếu đã huy động.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/lo-ly-do-nhieu-doanh-nghiep-dien-gio-lo-ca-tram-ty-dong-20230529162323037.htm

  • Từ khóa

Giá vàng miếng SJC bốc hơi nửa triệu đồng/lượng

Hôm nay, 21-5, giá vàng miếng SJC bốc hơi còn 90,5 triệu đồng/lượng. Trong khi đó doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC với giá 89,42 triệu...
18:46 - 21/05/2024
235 lượt xem

Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam

Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU hiện đang là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
17:13 - 21/05/2024
308 lượt xem

Đề xuất gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Tại dự thảo tờ trình về việc ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước vừa gửi Bộ Tư...
15:36 - 21/05/2024
323 lượt xem

Ngành sữa trong nước đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu

Nguồn trong nước hiện chỉ đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu sữa dùng chế biến, do đó còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp ngành sữa tăng sản lượng.
14:45 - 21/05/2024
360 lượt xem

Các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực gỡ 'thẻ vàng' EC

Thời điểm này, các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang gấp rút xử lý những tồn đọng để góp phần gỡ 'thẻ vàng' từ EC.
12:15 - 21/05/2024
402 lượt xem