4
/
802
Hướng đi mới trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
huong-di-moi-trong-san-xuat-thuc-an-chan-nuoi
news

Hướng đi mới trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thứ 5, 31/08/2017 | 11:46:16
1,946 lượt xem

BGTV- Công nghệ sinh học (CNSH) đã và đang được phát triển và ứng dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.

Bắc Giang là tỉnh có tỷ trọng về nông nghiệp cao trong cơ cấu kinh tế, bên cạnh việc phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp tăng sản lượng cũng như chất lượng hàng nông sản thì việc xác định ứng CNSH trong sản xuất cũng là định hướng của tỉnh. Từ thực tế, việc tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp (cám, ngô, đậu tương, bã cá khô, rơm rạ...) để sản xuất thành thức ăn chăn nuôi từ lâu đã phổ biến với hầu hết nông dân trên cả nước, tuy nhiên người dân vẫn áp dụng theo cách thô sơ, đơn giản mà không tận dụng được triệt để từ những loại phụ phẩm nông nghiệp này.

Hiện nay chi phí đầu tư cho thiết bị sản xuất thức ăn theo mô hình CNSH tại Yên Thế chỉ khoảng 10 triệu đồng.

Tại huyện Yên Thế, nơi có trên 4 triệu con gia cầm và khoảng hơn 120 nghìn con lợn được nuôi hàng năm năm. Phần lớn thức ăn chăn nuôi được các hộ gia đình, chủ trang trại, gia trại mua từ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô công nghiệp, tuy nhiên việc quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cũng còn khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất ăn toàn. Với mong muốn ứng dụng công nghệ sinh học ủ men hỗn hợp thức ăn để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào tại địa phương, từ năm 2016, trường Đại học công nghiệp Hà Nội đã đề xuất triển khai đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà từ các phụ phẩm và sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang”. Đề tài được thực hiện trong 18 tháng (từ tháng 02/2016 - 8/2017) do Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chủ trì thực hiện. Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và nghiệm thu đề tài.

Nội dung đề tài áp dụng công nghệ sinh học ủ men hỗn hợp thức ăn để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà từ các nguyên liệu như: ngô vàng, sắn, gạo tấm/cám gạo, đậu tương, xương trâu/bò... Đồng thời xây dựng mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà quy mô 02 tấn từ phụ phẩm, sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 2265:2007 và sử dụng cho 200 con gà tại các hộ dân xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế.

Sử dụng thức ăn ứng dụng CNSH, đàn gà có khả năng kháng bệnh tốt hơn, ít xảy ra các dịch bệnh thông thường.

Loại thức ăn ứng dụng CNSH cần có quá trình lên men hỗn hợp thức ăn nhằm mục đích thủy phân các thành phần phức tạp trong thức ăn thành các chất đơn giản giúp cho gà dễ tiêu hóa và hấp thu, làm tăng các thành phần có mùi, vị đặc trưng cho thức ăn. Các công thức đề tài đưa ra dễ áp dụng, bà con có thể triển khai với quy mô hộ gia đình một cách thuận lợi và dễ dàng. Chi phí cho một kg thức ăn tự sản xuất sẽ thấp hơn so với thức ăn thông thường khoảng 2 nghìn đồng/kg.

Gia đình ông Nguyễn Văn Phương, thôn Liên Cơ, xã Đồng Tâm có hơn 10 năm chăn nuôi gà, hàng năm cung cấp ra thị trường từ 4-5 nghìn con gà. Khi tham gia đề đài nghiên cứu, ông Phương nhận thấy ưu điểm nổi bật của phương pháp là đàn gà ít bệnh, cắt giảm chi phí do không sử dụng thuốc kháng sinh, tỷ lệ sống so với cách nuôi thông thường tăng hơn 15%. “Chất lượng đàn gà tương đương nhưng thức ăn áp dụng CNSH có giá rẻ hơn nhiều, nhất là khi người dân có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Đây là hướng đi mới mẻ với người dân và nên được nhân rộng thêm để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và bảo vệ môi trường” – ông Phương chia sẻ.

Người nông dân chăn nuôi luôn sẵn sàng học tập những phương pháp hay, hiệu quả.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà từ các phụ phẩm và sản phẩm nông nghiệp sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực phân lập tuyển chọn các chủng vi sinh vật thích hợp, an toàn, có khả năng sản sinh enzim cao và ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, giúp người chăn nuôi gà chủ động được công nghệ sản xuất thức ăn, tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm và sản phẩm trong nông nghiệp… Việc nghiên cứu ứng dụng trên các mô hình thành công là tín hiệu đáng mừng, bước quan trọng tiếp theo là ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất đạt trà và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đó cho người dân. Từ hiệu quả của những phương pháp mới, rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương, của tỉnh cũng rất quan trọng thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ để đưa CNSH đến với người dân nhanh hơn, từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi, hướng đến nền nông nghiệp an toàn.

Minh Anh

Khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích cà phê

Các ngành chức năng tỉnh Gia Lai khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích cà phê.
13:11 - 11/05/2024
337 lượt xem

Heo có lãi nhưng gà 'thua đau'

Giá heo hơi xuất chuồng đang duy trì đà tăng mạnh, trong khi giá gia cầm lại đứng ở mức thấp khiến người chăn nuôi gà chán nản.
08:22 - 11/05/2024
447 lượt xem

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng, do những thông tin về thời tiết tại Brazil vẫn chưa được cải thiện trong thời gian chuẩn bị thu hoạch cà phê...
17:36 - 10/05/2024
854 lượt xem

Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường vàng

Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường vàng.
15:16 - 10/05/2024
882 lượt xem

Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường: Hàng xuất khẩu chờ tin vui

"Đây là bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ, công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả...
10:10 - 10/05/2024
1,046 lượt xem