9
/
56209
Phụ nữ Nhật dần hết sợ ly hôn
phu-nu-nhat-dan-het-so-ly-hon
news

Phụ nữ Nhật dần hết sợ ly hôn

Thứ 2, 18/12/2017 | 09:17:37
948 lượt xem

Batsuichi, maruni - những từ này có nghĩa gì ở Nhật? Quan điểm truyền thống về ly hôn có thể đang dần thay đổi trong thời hiện đại.

Một phụ nữ Nhật gần 30 tuổi mới ly hôn chồng, người cô yêu từ thời đại học. Lý do rất đơn giản: chồng cô gặp rắc rối nghiêm trọng về tài chính, gây bất đồng giữa họ và dẫn tới việc đường ai nấy đi. 

Mẫu đăng ký ly hôn ở Nhật Bản. Ảnh: Savyytokyo

Dù có lý do thích đáng trong việc ra đi, cô vẫn nghĩ mình không "trong sạch", và không nên tìm kiếm tình yêu mới. Giờ cô là một "batsuichi" - từ người Nhật dùng để gọi người đã ly hôn. Từ này có nghĩa là "người bị gạch tên khỏi gia đình".

Một phụ nữ khác ở độ tuổi ngoài 40 tâm sự về người chồng thứ 2, hay đúng hơn là cô có nên tiếp tục cuộc hôn nhân với người chồng ngoại tình. Nhưng cô vẫn chần chừ, vì sẽ thành "batsuni", người đã ly hôn hai lần.

Tại sao phụ nữ lại thấy áy náy khi ly hôn? Tại sao việc ly hôn lại là vật cản trên con đường bắt đầu một cuộc sống mới? Nguyên nhân chính là vì thái độ tiêu cực của người Nhật với việc này.

Ly hôn trong hệ thống đăng ký của Nhật

Thái độ tiêu cực cao với việc ly hôn trong xã hội Nhật Bản bắt nguồn từ "koseki", hay hệ thống đăng ký gia đình. Vào thời các biên bản đăng ký còn được viết tay, khi kết hôn, một người sẽ đổi sang họ của người kia và nhập vào gia đình vợ hoặc chồng. 

Tên của họ sẽ được viết trong danh sách đăng ký gia đình chính thức của người kia.

Khi hôn nhân chấm dứt, tên của họ sẽ bị gạch bỏ bằng một chữ X lớn - biểu tượng "batsu" trong tiếng Nhật. Họ sẽ trở thành "batsuichi" (ly hôn một lần). Ly hôn hai lần đồng nghĩa với hai dấu X và trở thành "batsuni".

Một quảng cáo về những điều cần biết cho các cặp đôi kết hôn lần hai. Ảnh: Savyytokyo

Các từ này trở nên thông dụng vào đầu những năm 1990, khi hài kịch gia Sanma Akashiya tổ chức họp báo về việc ly hôn diễn viên Shinobu Otak. Anh xuất hiện với một chữ X trên trán và tự gọi mình là batsuichi.

Batsu (dấu X) thường được dùng để biểu thị điều gì đó không đúng hoặc không tốt. Biểu tượng này được giáo viên dùng để chữa bài cho học sinh. Việc dùng tay tạo chữ X là cử chỉ để cho thấy thứ gì đó "không ổn" hoặc "không đủ tốt". 

Định kiến "batsu = không tốt" khớp với liên hệ "ly hôn = không tốt" của phần lớn người dân Nhật Bản.

Điều đó đang thay đổi

Tuy nhiên, vấn đề ly hôn đang thay đổi dần ở Nhật. Một khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản vào năm tài khóa 2016 cho thấy tỉ lệ ly hôn là 1,73/1.000 dân. 

Con số này đã tăng gấp 3 lần thời trước Thế chiến II. Năm 2016, 621.000 cặp đôi kết hôn và 217.000 cặp ly hôn. Tức là cứ 3 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn.

Trong những năm gần đây, truyền thông đang có xu hướng thay thế ý nghĩ tiêu cực "batsu = không tốt" với "maru" (vòng tròn) - một biểu tượng chỉ điều gì đó tốt, đúng hoặc tích cực trong văn hóa Nhật.

Recruit Holdings, công ty xuất bản tạp chí cô dâu Zexy được ưa chuộng, đã tạo ra và chọn từ "maru ni" làm từ khóa cho năm 2014 để khuyến khích mọi người tìm lấy cơ hội hạnh phúc lần thứ hai. Họ đẩy mạnh ý tưởng rằng dù lần đầu không bền lâu, bạn không nên trốn dưới chăn và kéo rèm che kín cả đời.

Xu hướng này đang dần dần bám rễ vào xã hội Nhật hiện đại, dù còn khá chậm. Có thể trong vài thập kỷ tới, suy nghĩ rằng ly hôn là điều đáng xấu hổ, sai lầm hay đáng áy náy sẽ thay đổi trong nhận thức của mọi người.

Theo Hải Đăng/ Tuổi Trẻ

  • Từ khóa

Sẽ bị phạt hàng chục triệu đồng nếu đánh bắt thủy sản bằng máy kích điện

Ná, mũi tên, súng "săn bắn" cá, máy kích điện bắt thủy hải sản tự chế… đang được nhiều người trẻ rao bán tràn lan trên mạng xã hội.
14:59 - 20/05/2024
311 lượt xem

Người trẻ học Bác để khát khao cống hiến cho cộng đồng

Sáng 19.5, nhân dịp 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy T.Ư Đoàn tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư...
09:50 - 20/05/2024
427 lượt xem

Oái oăm nhận thiệp nhưng không biết người mời cưới là ai

Được bảo vệ gọi báo có thiệp mời cưới (chuyển bằng đường bưu điện), đúng tên mình nên tôi rất háo hức. Nhưng sau khi đọc đi đọc lại nhiều lần, tôi vẫn...
07:59 - 20/05/2024
470 lượt xem

Về quê sống tưởng không khó mà… khó không tưởng!

Mẹ lớn tuổi một thân một mình không ai chăm nên tôi định về quê sinh sống và lập nghiệp. Ở được vài tháng, tôi đành tất tả quay lại thành phố.
11:50 - 17/05/2024
2,027 lượt xem

Niềm tin và lý tưởng là nền tảng để người trẻ 'quy hoạch' được cuộc đời mình

Tại hội thảo xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên VN, các đại biểu cho rằng hình mẫu thanh niên phù hợp sẽ là nền tảng để mỗi người trẻ đều có hoài bão...
09:50 - 17/05/2024
2,068 lượt xem