11
/
109908
Dạy học trực tuyến: Vẫn bị động, đối phó
day-hoc-truc-tuyen-van-bi-dong-doi-pho
news

Dạy học trực tuyến: Vẫn bị động, đối phó

Thứ 6, 21/05/2021 | 08:10:31
1,001 lượt xem

Dư luận xã hội băn khoăn, không yên tâm, nhất là phụ huynh và học sinh các lớp cuối cấp lớp 9 và lớp 12 về việc học trực tuyến

Cuối tháng 4-2021, dịch Covid-19 lại bùng phát. Nhiều địa phương đã phải cho học sinh (HS) nghỉ học, chuyển sang học trực tuyến. Do dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, ngày HS trở lại trường ở nhiều tỉnh,  thành vẫn chưa xác định được, gây khó khăn cho các nhà trường trong việc ôn tập và kiểm tra đánh giá định kỳ cuối năm.

Nên cấu trúc lại chương trình dạy cho học sinh

Mặc dù đã là năm thứ hai các trường phải tổ chức dạy và học trực tuyến nhưng điều này diễn ra vào thời điểm ôn tập cuối năm và kiểm tra, đánh giá năm học lại chưa có tiền lệ. Một số trường bị động, không được chuẩn bị, không có kế hoạch dạy học trực tuyến, dẫn đến việc triển khai mang tính đối phó. Cha mẹ HS, nhất là HS tiểu học, không thể phối hợp vì nhà trường chưa gửi kịp thời khóa biểu và bản thân trẻ không thể tự mình kết nối được với thầy cô.

Đề bài giao cho HS làm qua dạy học trực tuyến có môn quá khó, vượt chương trình, kiểu như "giữ chân" HS ngồi học trực tuyến. Cá biệt còn chụp nguyên xi trang bài tập trong sách đã in sẵn chuyển qua mạng cho HS tự làm. Chúng ta không thể "bê" nguyên nội dung học trực tiếp sang học trực tuyến, càng không được dùng những nội dung học có tính chắp vá, chưa được các nhóm chuyên môn nghiên cứu và hiệu trưởng thông qua.

Đồng ý là phải linh hoạt trong kiểm tra đánh giá cuối năm vì dịch bệnh nhưng trong một ngày HS phải dồn dập kiểm tra 5-6 môn học thì e rằng không tốt với sức khỏe, tâm lý cũng như chưa phản ánh đúng chất lượng học tập của HS.

Dạy trực tuyến phải có kế hoạch riêng với nội dung dạy trực tiếp đã được tinh giản tối đa. Số tiết học cũng không thể vượt 20 tiết/tuần, mỗi tiết cũng chỉ khoảng 10-20 phút, sau đó để HS được nghỉ giải lao, giữ sức khỏe. Điều đó có nghĩa phải cấu trúc lại chương trình dạy trực tuyến trên cơ sở nội dung dạy trực tiếp. Dạy học trực tuyến có phương pháp riêng, có cách tương tác với HS, có kiểu quan hệ với phụ huynh và xã hội cũng riêng và rất khác biệt. Cuối cùng là phải có kho học liệu phong phú cùng một cơ sở hạ tầng cho học trực tuyến đủ mạnh, đáp ứng tối thiểu cho HS học tập. Tựu trung là phải đào tạo "Giáo dục học trực tuyến", có được một thế hệ giáo viên mới và HS mới được "sinh" ra từ dạy và học trực tuyến trong môi trường công nghệ số, rộng hơn là ở thời đại công nghệ 4.0.

Dạy học trực tuyến: Vẫn bị động, đối phó - Ảnh 1.

Giáo viên một trường THPT tại TP HCM tập huấn dạy trực tuyến. Ảnh: TẤN THẠNH

Kinh nghiệm học trực tuyến cho những năm học sau

1. Tổ chức lại kế hoạch dạy học trong tình hình mới, bằng cách: mỗi trường cần xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến song song với dạy học trực tiếp.

Trong trường hợp bất khả kháng HS không tới trường ở thời điểm nào thì kích hoạt kế hoạch học trực tuyến tương ứng ở thời điểm ấy. Kế hoạch học trực tuyến này cần được thảo luận dân chủ, công khai trong toàn trường và cha mẹ HS. Chi tiết cụ thể tới mức HS nào được học online, HS nào học qua truyền hình hoặc qua phiếu học tập do nhà trường chuyển tới. Đối với kiểm tra đánh giá HS bằng trực tuyến thì ở Việt Nam và các nước trên thế giới không được khuyến khích bởi khả năng tin cậy và sự công bằng trong đánh giá là không nhiều và không chắc chắn.

2. Linh hoạt và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch chuyên môn năm học của trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền cho các trường tự xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục, đồng nghĩa trong quá trình thực hiện kế hoạch cũng được quyền linh hoạt, điều chỉnh một cách tốt nhất, chủ động nhất. Cần tranh thủ tối đa để hoàn thành nội dung dạy học bằng hình thức trực tiếp càng sớm càng tốt với điều kiện có thể. Từ đó nhà trường chủ động đối phó trong hành cảnh HS buộc phải ở nhà.

Năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định có 35 tuần thực học, ít hơn 2 tuần so với năm học trước, trong khi thời gian kết thúc năm học vẫn giữ nguyên vào cuối tháng 5. Chính vì vậy, một số địa phương đã tranh thủ hoàn thành chương trình năm học, kể cả đánh giá định kỳ cuối năm từ cuối tháng 4 hay đầu tháng 5. Chính vì vậy, khi dịch Covid-19 bùng phát lại, các trường đã chủ động chuyển sang ôn tập và học trực tuyến, tránh được tình trạng phải lo lắng việc hoàn thành kế hoạch năm cũng như đánh giá cuối học kỳ II theo quy định.

3. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức, với đặc điểm của quốc gia số, kinh tế số và chuyển đổi số. Do đó việc đổi mới giáo dục, theo hướng giáo dục kiến tạo, nâng cao chất lượng giáo dục là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Vì thế, dạy học trực tuyến là cơ hội vàng cho đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại kỹ thuật số, cho nên cần nắm bắt thời cơ quý hiếm này. Vì vậy, dạy học trực tuyến là một phương thức dạy học hiện đại không thể bỏ qua, giúp người học có thể độc lập về thời gian, không gian và trong mọi giai đoạn của cuộc đời, đó là cách học hiệu quả cho nhân cách học tập suốt đời. 

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/day-hoc-truc-tuyen-van-bi-dong-doi-pho-20210520220644015.htm

  • Từ khóa

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
591 lượt xem

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
1,216 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
1,583 lượt xem

16 sinh viên học vượt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận bằng tốt nghiệp

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.053 sinh viên, trong đó 16 SV học vượt (3,5 năm) với thành tích cao.
14:28 - 26/04/2024
1,617 lượt xem

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết...
10:50 - 26/04/2024
1,711 lượt xem