11
/
152443
Buộc mua giấy nháp "dát vàng", sinh viên trăn trở 3-4 tờ bằng cả bữa ăn
buoc-mua-giay-nhap-dat-vang-sinh-vien-tran-tro-3-4-to-bang-ca-bua-an
news

Buộc mua giấy nháp "dát vàng", sinh viên trăn trở 3-4 tờ bằng cả bữa ăn

Thứ 5, 24/08/2023 | 09:39:00
2,149 lượt xem

Bỏ 25.000 đồng để mua 3-4 tờ giấy nháp "dát vàng", bằng cả bữa ăn ở quê - đó là tâm sự đầy trăn trở của một sinh viên ở Nghệ An gửi tới Dân trí.

Buộc mua giấy nháp dát vàng, sinh viên trăn trở 3-4 tờ bằng cả bữa ăn - 1

Vì ít sử dụng giấy thi, giấy nháp nên sinh viên cho rằng phải đóng 25.000 đồng/kỳ là quá nhiều (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Sinh viên ngành công nghệ thông tin của một trường đại học tại Nghệ An buồn rầu chia sẻ: "Đọc bài "Xôn xao những tờ giấy nháp "dát vàng", đại học cũng lạm thu?" , thấy nhiều người bình luận 25.000 đồng chẳng đáng gì mà sinh viên ý kiến. Em thấy buồn vô cùng bởi chúng em đi học, ngửa tay xin bố mẹ từng đồng nên cũng chắt chiu từng nghìn lẻ".

Sinh viên này cho biết em học khóa 60, ngành công nghệ thông tin của trường đại học, vì ngành học đặc thù nên việc thi cử cũng hạn chế viết trên giấy.

Một kỳ, sinh viên có khoảng 20 tín chỉ, tương đương với 5-6 môn học. Học công nghệ thông tin nên chẳng biết đến "mặt mũi" tờ giấy thi như thế nào.

"Lớp em đa số thi trắc nghiệm trên máy tính nên ít sử dụng đến giấy thi. Còn giấy nháp thì môn nào cần tính toán dùng 1 tờ, nhiều lắm chỉ 2 tờ giấy A4, không ai xin đến 3 tờ cả. Một kỳ tụi em trung bình dùng 3-4 tờ giấy A4 thôi. Vì thế, phải nộp 25.000 đồng/kỳ là quá nhiều", sinh viên này chia sẻ.

Chưa kể, đợt dịch Covid-19, dù học và kiểm tra online nhưng nhà trường vẫn thông báo thu tiền giấy thi, giấy nháp.

Buộc mua giấy nháp dát vàng, sinh viên trăn trở 3-4 tờ bằng cả bữa ăn - 2

Một thông báo về thu tiền giấy thi, giấy nháp bị sinh viên phản ứng vì giá quá cao, thu tiền cả dịp dịch Covid-19 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Trong bình luận bài viết, nhiều bạn đọc chia sẻ số tiền này chẳng đáng là bao, chưa bằng tô phở. Nhận những thông tin như vậy, sinh viên giải thích: "Ở thành phố, mọi người kiếm tiền dễ dàng chứ em ở miền quê nghèo, số tiền đó bằng cả bữa ăn của gia đình. Cả 4 năm cũng 200.000 đồng, em làm được nhiều việc ý nghĩa hơn".

Quy thành thực phẩm ở quê, nam sinh nhẩm tính, 25.000 đồng có thể mua được 10 quả trứng hoặc 5 gói mì tôm, tiền mua rau củ đủ ăn cả tuần.

Việc phải đóng 50.000 đồng/năm học tiền mua giấy thi, kể cả đợt dịch cũng khiến nhiều sinh viên một trường đại học có trụ sở chính tại quận Bình Thạnh (TPHCM) bức xúc. 

Sinh viên T.T chia sẻ: "Số tiền một sinh viên phải đóng nghe không nhiều nhưng trường có tới vài chục nghìn người học. Con số nhân lên không nhỏ. Mỗi món tiền chỉ cần một chút như vậy là bố mẹ ở quê "còng lưng" gánh"". 

Nam sinh này còn cho biết đợt dịch bệnh, trường tuyên bố hỗ trợ sinh viên 100.000 tiền mạng Internet thế nhưng đã 2 khóa tốt nghiệp nữa rồi mà tiền chưa về.

Vấn đề giấy nháp "dát vàng" cũng nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc. 

Buộc mua giấy nháp dát vàng, sinh viên trăn trở 3-4 tờ bằng cả bữa ăn - 3

Sinh viên cho biết việc ví dụ bỏ 25.000 đồng/kỳ mua giấy thi, giấy nháp giống như "dát vàng" bởi giá chào bán các loại này trên chợ thương mại điện tử khá rẻ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Tài khoản Năng Bùi Đào viết: "Đi học bây giờ, mọi thứ đều đang được xã hội hóa lên người học, các gia đình không có điều kiện kinh tế thì học đại học là một gánh nặng đối với sinh viên".

Trong khi đó, Quỳnh Văn Hoa viết: "Mỗi kỳ có 25.000 đồng. Chưa bằng tô phở. Đắt chi?".

Phản bác ý kiến trên, tài khoản Oanh Kiều phân tích, nếu là một sinh sẽ không thấy đắt. Nhưng nếu nhân con số này với hàng nghìn sinh viên sẽ thấy số tiền thu được không nhỏ.

"Vấn đề cốt lõi ở đây là các em nói không thi trên giấy cũng phải đóng tiền và học online rồi thi online cũng phải đóng tiền. Vậy cuối cùng "con số không nhỏ thu được này" đi đâu về đâu? Khi việc thu không hợp lý và không minh bạch thì đó chính là lạm thu", Oanh Kiều bày tỏ.

Tương tự, Hưng Phạm Ngọc nêu quan điểm 25.000 đồng quả thật cũng không hề đắt với 1 người. Nhưng 1 kỳ thi có nhiều thí sinh sẽ có số tiền không hề nhỏ.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - nguyên Giám đốc Trung tâm trải nghiệm sinh viên của một trường đại học phía Nam - chia sẻ việc kiểm tra chất lượng của sinh viên sẽ thực hiện trên nhiều hình thức như: Thi trên máy tính, vấn đáp, làm bài tiểu luận, sản phẩm cuối kỳ... 

Do đó, nơi bà Hiền từng công tác không hề thu khoản văn phòng phẩm hay giấy thi từ sinh viên.

Bà Hiền cho rằng, mức thu cào bằng là chưa phù hợp. 

Vị này cũng thẳng thắng rằng giá bán 1 gram giấy A4 (khoảng 500 tờ) trên thị trường loại thường dùng dao động từ 45.000 đến 80.000 đồng. Nếu tính loại thấp nhất để làm giấy nháp, giá trị chỉ khoảng 100 đồng/tờ.

"Kiểm soát gian lận bằng cách cán bộ coi thi phát giấy nháp, giấy thi có vẻ chưa hợp lý bởi với thời buổi công nghệ cao như hiện nay, nếu muốn gian lận, người học có nhiều cách thức tinh vi, hiện đại hơn.

Nếu nhà trường muốn "đồng phục" thu tiền giấy nháp, giấy thi cần tính toán phù hợp hơn về mức thu với ngành thi viết nhiều và ngành thi ít", bà Hiền nói.

Theo Huyên Nguyễn/ Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc/buoc-mua-giay-nhap-dat-vang-sinh-vien-tran-tro-3-4-to-bang-ca-bua-an-20230822082241996.htm

  • Từ khóa

Du học hè hướng nghiệp ở trường top thế giới

Không dừng ở việc trau dồi tiếng Anh hay du lịch trải nghiệm như trước, nhiều chương trình du học hè hiện nay bắt đầu nhắm đến yếu tố hướng nghiệp với...
17:06 - 06/05/2024
180 lượt xem

Trường học tìm cách thích nghi với nắng nóng

Trong những ngày thời tiết tại TP HCM nắng nóng gay gắt, nhiều hoạt động giảng dạy, học tập, kiểm tra ở trường học cũng phải thay đổi để thích nghi
14:40 - 06/05/2024
248 lượt xem

Lỗ hổng kiểm định đại học

Mở ngành loạn xạ, hợp tác trường và ngành kinh tế còn hạn chế, doanh nghiệp vẫn kêu sinh viên tốt nghiệp thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc... Đó là...
10:30 - 06/05/2024
344 lượt xem

Lộ đề thi Tú tài quốc tế IB: thí sinh lo ngại phải thi lại

Các thí sinh dự thi Tú tài quốc tế (IB) lo ngại trước nguy cơ phải thi lại sau khi đề thi bị cho là rò rỉ trên mạng.
10:06 - 06/05/2024
353 lượt xem

Đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cần tính toán, tránh tràn lan, thiếu hiệu quả

Đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cần có tính toán, dự báo dựa trên tín hiệu thị trường, tránh phát triển ‘nóng’, tràn lan, thiếu hiệu quả.
06:46 - 06/05/2024
422 lượt xem