11
/
158817
Thầy Phú đặc biệt của học trò lớp giáo dục thường xuyên
thay-phu-dac-biet-cua-hoc-tro-lop-giao-duc-thuong-xuyen
news

Thầy Phú đặc biệt của học trò lớp giáo dục thường xuyên

Thứ 5, 11/01/2024 | 14:40:00
2,031 lượt xem

Gia đình ở TP.HCM, thầy Phú lại chọn thuê một căn chung cư gần trường để tiện sinh hoạt và cho học trò 'ở ké'. Ban ngày đi dạy, tối về thầy lại tỉ mẩn dạy kèm cho 'những người bạn' cùng nhà...

Ban ngày đi dạy ở trung tâm, tối về thầy Phú lại hướng dẫn, kèm thêm cho những “người bạn” chung phòng trọ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Dạy kèm miễn phí, cho học trò mượn tiền đóng học phí và ở nhờ nhà trọ... là những chuyện mà thầy Nguyễn Quang Phú (Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 7, TP.HCM) đã làm trong gần 10 năm qua.

Mê dạy ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Tốt nghiệp ngành sư phạm toán của Trường đại học Sư phạm TP.HCM, thầy Nguyễn Quang Phú chọn làm việc ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 7, TP.HCM từ năm 2013 đến nay.

Những năm đầu khi nhận đứng lớp tại trung tâm giáo dục thường xuyên, thầy Phú luôn tận tụy tìm hiểu từng hoàn cảnh. Từ một lần cho học sinh ở nhờ nhà trọ để đi thi cho kịp giờ, thầy Quang Phú bắt đầu "bén duyên" với học trò có hoàn cảnh đặc biệt.

Gia đình ở TP.HCM nhưng thầy giáo trẻ lại chọn thuê một căn chung cư gần trường để tiện sinh hoạt. Ở đó, bảy thầy trò cùng nhau sinh sống, học tập và xem đây là ngôi nhà chung. Trong đó có hai bạn đang là sinh viên, bốn em đang học tập tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 7.

"Thời gian đầu dạy ở trung tâm rất cực nhưng cảm nhận được nhiệt huyết ở các em rất lớn nên tôi mê luôn môi trường giáo dục thường xuyên này. Đôi lúc cũng nghĩ nếu tôi trong tình cảnh như vậy thì không biết có động lực duy trì như các bạn không. Ở trường giáo viên cũng tạo cho tôi phát triển nên càng thích ở đây" - thầy Phú bộc bạch.

Cô Ngô Thị Kim Chi - 65 tuổi, hiện là sinh viên Trường cao đẳng Y Dược Pasteur, từng học thầy Phú ba năm - chia sẻ: "Thầy Phú là một trong những giáo viên trẻ nhưng rất năng nổ, lúc giảng bài thầy dùng nhiều phương pháp để học sinh dễ hiểu. 

Tôi lớn tuổi nên thầy rất quan tâm, tôi không hiểu bài thì thầy sẽ giảng lại ngay hoặc nhờ bạn hướng dẫn lại giúp tôi. Các bạn học chung cũng có chia sẻ về thầy, tôi cũng có dịp ghé chỗ thầy đang ở thì thấy thầy rất thương các em. Tôi rất cảm phục thầy Phú".

Cho trò mượn tiền đóng học phí, ở chung trọ

Sau những giờ dạy ở trường, về nhà trọ thầy Phú lại kèm riêng cho các học trò ở chung. Ngoài ra, thầy còn cho các em mượn tiền đóng học phí để tiếp tục con đường học tập.

Là một trong những cậu học trò "đặc biệt", bạn Bùi Minh Mẫn (sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) đã gắn bó với thầy Phú hơn bốn năm.

"Gia đình khó khăn nên lúc dịch COVID-19 tôi có đi làm thêm, làm được hai tháng thì giãn cách xã hội nên phải ở nhà, đợt đó tôi thiếu tiền nhà, thầy hỗ trợ chi trả và kêu tôi qua ở chung với thầy. 

Thầy có hỏi tôi sau này học xong lớp 12 thì làm gì? Lúc đó tôi chỉ nghĩ học xong đi làm công nhân chứ không nghĩ đến chuyện đi học đại học. Thầy hỏi sở thích, mơ ước nhưng tôi không dám mơ, sau đó thầy dẫn đi ôn luyện để tôi tiếp tục con đường học vấn" - Mẫn chia sẻ và cho biết những lúc gặp khó khăn về tiền bạc đều được thầy Phú hỗ trợ.

Em Đoàn Văn Thịnh (học sinh lớp 9 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 7) bộc bạch: "Thời gian đầu từ Nam Định vào TP.HCM, em được thầy chỉ bảo từng chút. Ở với thầy em được thầy kèm mà không tốn phí gì. Thầy rất tốt và như người cha của em vậy".

Truyền cảm hứng

Bà Hồ Thị Phước Thọ, giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 7, cho biết thầy Phú đạt được nhiều thành tích, được đề xuất chiến sĩ thi đua TP, gương sáng đảng viên trẻ tiêu biểu, nhà giáo tiêu biểu...

"Nghề giáo viên với thầy Phú không chỉ nghề mà còn là nghiệp, thầy dùng hết tâm sức, trí lực để giúp các em học tập. Thầy đã truyền cảm hứng học tập cho học sinh bằng phương pháp giảng dạy sáng tạo, truyền thụ kiến thức cho các em.

Nếu không có tình thương, không có sự quan tâm, chia sẻ thì chắc chắn thầy không làm được điều đó và thầy giúp tụi nhỏ không phải vì tiền" - bà Thọ nói.

Theo Ngọc Phượng/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/thay-phu-dac-biet-cua-hoc-tro-lop-giao-duc-thuong-xuyen-2024011109213462.htm

  • Từ khóa

Du học hè hướng nghiệp ở trường top thế giới

Không dừng ở việc trau dồi tiếng Anh hay du lịch trải nghiệm như trước, nhiều chương trình du học hè hiện nay bắt đầu nhắm đến yếu tố hướng nghiệp với...
17:06 - 06/05/2024
95 lượt xem

Trường học tìm cách thích nghi với nắng nóng

Trong những ngày thời tiết tại TP HCM nắng nóng gay gắt, nhiều hoạt động giảng dạy, học tập, kiểm tra ở trường học cũng phải thay đổi để thích nghi
14:40 - 06/05/2024
165 lượt xem

Lỗ hổng kiểm định đại học

Mở ngành loạn xạ, hợp tác trường và ngành kinh tế còn hạn chế, doanh nghiệp vẫn kêu sinh viên tốt nghiệp thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc... Đó là...
10:30 - 06/05/2024
262 lượt xem

Lộ đề thi Tú tài quốc tế IB: thí sinh lo ngại phải thi lại

Các thí sinh dự thi Tú tài quốc tế (IB) lo ngại trước nguy cơ phải thi lại sau khi đề thi bị cho là rò rỉ trên mạng.
10:06 - 06/05/2024
267 lượt xem

Đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cần tính toán, tránh tràn lan, thiếu hiệu quả

Đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cần có tính toán, dự báo dựa trên tín hiệu thị trường, tránh phát triển ‘nóng’, tràn lan, thiếu hiệu quả.
06:46 - 06/05/2024
335 lượt xem