11
/
159045
Bê bối gian lận trong chương trình học trực tuyến
be-boi-gian-lan-trong-chuong-trinh-hoc-truc-tuyen
news

Bê bối gian lận trong chương trình học trực tuyến

Thứ 4, 17/01/2024 | 10:52:00
2,117 lượt xem

Các chương trình cấp bằng trực tuyến cho người trưởng thành để nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng phổ biến tại Trung Quốc.

Thanh niên Trung Quốc tham gia hội chợ tìm việc làm. 

Kéo theo đó, nhiều học viên gian lận để đạt điểm cao.

Shangyou News, trang tin thuộc tờ báo Chongqing Daily, Trung Quốc, mới đây đã công bố tài liệu điều tra nội bộ hồi năm 2022 về Đại học Mở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.

Theo kết luận điều tra, nhà trường đã có những sai sót nghiêm trọng trong quản lý các kỳ thi của chương trình đào tạo trực tuyến. Cụ thể, 2.093 học viên theo học chương trình cấp bằng online đã thuê người thi hộ trong năm 2022. Số học viên học trực tuyến tại trường là 2.831 người.

Tại 6 điểm thi của trường, giám thị, những người được giao nhiệm vụ tổ chức tuyển sinh và thi hết môn trong các chương trình đào tạo trực tuyến, đã để xảy ra tình trạng gian lận. Một số giám thị thậm chí còn hỗ trợ người thi hộ không bị nhận diện khuôn mặt và hoàn thành các thủ tục đối chiếu thông tin trước khi kiểm tra.

Đại học Mở Quảng Châu tổ chức đào tạo nhiều chương trình dành cho người trưởng thành, người lao động muốn nâng cao trình độ chuyên môn. Học viên mong muốn nâng cao triển vọng việc làm trong tương lai. Học viên có thể chọn học trực tiếp hoặc trực tuyến nhưng hình thức online được nhiều người ưa chuộng.

Kết quả điều tra đã chỉ ra hoạt động gian lận trong hệ thống giáo dục dành cho người trưởng thành tại Trung Quốc. Nó đồng thời làm dấy lên các cuộc tranh luận xung quanh tình trạng “lạm phát” bằng cấp. Theo đó, nhiều người lao động cố gắng tích luỹ nhiều chứng chỉ nhưng không thực sự trau dồi kiến thức.

Một người dùng Weibo, mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc, bình luận: “Nhiều người tham gia những chương trình như vậy chỉ đánh đổi tiền để lấy bằng cấp. Điều đó lý giải tại sao bằng cấp ngày càng giảm giá trị”.

Trong tuyên bố chính thức mới đây, Đại học Mở Quảng Châu cho biết họ hoan nghênh những thông tin từ Shangyou News vì đây là hoạt động giám sát công khai, minh bạch.

Sau sự việc, nhà trường đã sa thải Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm đến vấn đề trên và những người quản lý điểm thi trực tuyến. Một số nhân viên, giảng viên có liên quan đến vụ việc đã bị cắt lương và kiểm điểm.

Đại diện Đại học Mở Trung Quốc cho biết thêm những học viên thuê người thi họ sẽ bị huỷ điểm, không công nhận bằng cấp.

“Các điểm thi được đề cập trong tài liệu điều tra chỉ tổ chức tuyển sinh và thi trực tuyến vào năm 2022. Từ năm 2023, các địa điểm này đã dừng hoạt động”, đại diện trường đại học cho biết nhằm trấn an dư luận về tính minh bạch của các kỳ thi sau năm 2022.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục, năm 2022, hơn 28 triệu người Trung Quốc đăng ký chương trình đào tạo dành cho người lớn, tăng so với mức 2,1 triệu người vào năm 2016. Nằm trong hệ thống giáo dục dành cho người lớn, Đại học Mở Trung Quốc được nhiều người lựa chọn vì trường tổ chức các khoá ở nhiều lĩnh vực việc làm.

So với gaokao, kỳ thi tuyển sinh đại học Trung Quốc, các kỳ thi dành cho người trưởng thành được tổ chức nhẹ nhàng hơn. Vì điều kiện nộp hồ sơ đơn giản hơn nên điểm tốt nghiệp là tiêu chí mũi nhọn để các nhà tuyển dụng đánh giá học viên được cấp bằng. 

Theo Tú Anh/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/be-boi-gian-lan-trong-chuong-trinh-hoc-truc-tuyen-post668762.html

  • Từ khóa

Bài học giá trị cho thế hệ trẻ

Nhiều nhà khoa học, giảng viên đã thảo luận phương thức GD HSSV về ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng trong GD quốc phòng và an ninh hiện...
16:26 - 07/05/2024
317 lượt xem

Thất nghiệp sau đại học gây nhức nhối tại Ấn Độ

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thanh niên có trình độ học vấn ở Ấn Độ có tỷ lệ thất nghiệp cao.
14:18 - 07/05/2024
390 lượt xem

Hàng triệu học sinh nghỉ học vì nắng nóng

Nắng nóng đang diễn ra diện rộng ở châu Á và Bắc Phi khiến nhiều trường học phải đóng cửa, gây gián đoạn việc học của hàng triệu học sinh.
11:40 - 07/05/2024
463 lượt xem

70 năm tự hào vượt khó, tạo 'đột phá'

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) trong cảnh tối tăm, nghèo nàn và lạc hậu. Đâu đâu cũng thấy mù chữ, thất học.
08:51 - 07/05/2024
497 lượt xem

Vì sao tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT 4 năm qua cao?

Từ năm 2020 - 2023, kỳ thi tốt nghiệp THPT theo luật Giáo dục 2019. Trong hai năm đầu, việc tổ chức thi gặp khó khăn rất lớn, thế giới và VN trải qua...
07:30 - 07/05/2024
536 lượt xem