11
/
162071
Khi trường học... vỡ nợ
khi-truong-hoc-vo-no
news

Khi trường học... vỡ nợ

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:31:00
1,862 lượt xem

Hệ lụy như anh P., một phụ huynh, là một trong nhiều người đi đòi nợ bất đắc dĩ với trung tâm Anh ngữ Apax Leaders tại TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nói theo Apax Leaders, số tiền học phí đơn vị này phải hoàn trả cho phụ huynh là 108,1 tỉ đồng, trong đó đã trả 14,3 tỉ đồng, còn nợ khoảng 93,8 tỉ đồng - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Anh nói gia đình không tiếc tiền đầu tư tiếng Anh cho hai con, đã chọn hai gói học phí toàn phần 112 triệu đồng (250 buổi) và 25,6 triệu đồng (96 buổi).

Chưa được ba tháng thì trung tâm bắt đầu đóng cửa, và anh P. từ chỗ chở con đến Apax học thì nay phải quay sang... đòi tiền. Điều đáng lo là xu hướng phụ huynh đi đòi nợ này đang rộ dần.

Có đủ kiểu đi đòi nợ. Có chị ở Bình Thạnh đóng hơn 80 triệu đồng khóa IELTS toàn phần, được cam kết con đạt IELTS 7.0, nhưng sau đó muốn rút lại tiền vì thấy trung tâm dạy lôm côm.

Khoảng 5 nhóm phụ huynh gặp khó khăn tài chính, muốn rút và yêu cầu trường quốc tế trả lại học phí đóng trước. Gần đây nhất là các nhóm phụ huynh trong vụ vỡ nợ của Apax Leaders và Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN)...

Có thể thấy, trong bất kỳ giao dịch liên quan đến học phí ở các trường tư, phụ huynh và học sinh vẫn là bên "nắm đằng lưỡi" vì những lỗ hổng pháp lý.

Nghị định 81 của Chính phủ hiện quy định học phí phải được thu theo từng tháng, nhưng nhiều cơ sở giáo dục tư thục đang biến học phí thành các "gói đầu tư giáo dục", "hợp đồng đồng hành", "hợp đồng góp vốn"...

Với hình thức này, phụ huynh đóng cho trường vài trăm triệu đến vài tỉ để "đầu tư" hay "góp vốn", đổi lại con sẽ được học miễn phí hoặc giảm phí, có khi trong suốt 12 năm.

Nhiều trường nói đây là giao dịch dân sự, các bên thỏa thuận tự nguyện. Vậy ổn chưa khi đây cũng là hình thức huy động vốn? Nhìn qua các dự án bất động sản, muốn huy động vốn buộc phải tuân thủ khung quy định. Còn các gói "đầu tư giáo dục" - về bản chất là một cách để trường học huy động vốn - lại gần như chưa có quy định nào.

Trong khi quy mô của các gói đầu tư giáo dục cũng rất khủng: nhẩm tính trường quốc tế có 1.000 học sinh, nếu chỉ 1/5, tức 200 người tham gia gói đầu tư giáo dục, mỗi gói khoảng 5 tỉ đồng, trường đã huy động được 1.000 tỉ đồng. Cứ thế này, rất dễ rơi vào cảnh nhà trường "tay không bắt giặc" và sinh hậu quả.

Lỗ hổng thứ hai là quản lý các rủi ro phát sinh nếu chẳng may một cơ sở giáo dục tư thục mất khả năng chi trả. Nếu xem một trường phổ thông tư thục hoạt động như doanh nghiệp thì họ có thể tuyên bố phá sản hay ngưng hoạt động.

Có điều, giáo dục phổ thông khác hẳn với các loại hình kinh doanh còn lại, bởi đòi hỏi sự ổn định và liên tục. Tuy nhiên, trong Luật Giáo dục lẫn điều lệ trường phổ thông hiện nay chưa có quy định về trường hợp trường học phá sản hay mất khả năng hoạt động.

Chính vì thế khi Trường quốc tế AISVN đang tạm thời dừng hoạt động và học sinh "thất học" thì cơ quan chức năng có phần lúng túng, chưa có hành lang pháp lý can thiệp.

Điều khả dĩ nhất mà Sở GD-ĐT TP.HCM đang làm là vận động các trường khác nhận học sinh chuyển sang nếu có nhu cầu.

Cuối cùng, lỗ hổng nằm ở khâu kiểm tra, kiểm định. Một trung tâm Anh ngữ hay một trường phổ thông tư thục trên lý thuyết đều thường xuyên được các cơ quan chức năng kiểm tra hoặc các tổ chức độc lập kiểm định.

Trường hợp một cơ sở giáo dục đối mặt với một cơn khủng hoảng lớn, liệu rằng các cơ quan kiểm tra hay các cơ sở kiểm định có vô can?

Ở Singapore, các tổ chức kiểm định độc lập rất hiệu quả, liên tục đưa ra đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở giáo dục tư thục, nhờ vậy phụ huynh luôn có thể biết được những nguy cơ tiềm ẩn ngay từ sớm.

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương đúng đắn, giảm bớt áp lực cho hệ thống trường công lập, đa dạng lựa chọn cho học sinh và tạo thêm nguồn lực cho phát triển giáo dục.

Tuy nhiên, những vụ việc trường học vỡ nợ vừa qua cho thấy vẫn rất cần sự tham gia quản lý của Nhà nước thông qua việc thiết lập những khuôn khổ, định chế để ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư và bảo vệ lợi ích của phụ huynh.

Trên hết, hành lang pháp lý của Nhà nước sẽ đảm bảo được quyền học tập của học sinh, bất kể trường công hay tư, bất kể hình thức học tập nào.

Theo Trọng Nhân/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/khi-truong-hoc-vo-no-20240329083246278.htm

  • Từ khóa

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
222 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
630 lượt xem

16 sinh viên học vượt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận bằng tốt nghiệp

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.053 sinh viên, trong đó 16 SV học vượt (3,5 năm) với thành tích cao.
14:28 - 26/04/2024
655 lượt xem

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết...
10:50 - 26/04/2024
770 lượt xem

Những điểm mới cần nhớ khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thời điểm này, học sinh lớp 12 đang đăng ký thử và sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức ngay sau kỳ nghỉ lễ 30.4 (từ 2 - 10.5). Để đảm...
09:23 - 26/04/2024
783 lượt xem