19
/
160874
Gặp Ishikawa Bunyo - phóng viên chiến trường từng chụp ảnh ở cả hai miền Việt Nam thời chiến
gap-ishikawa-bunyo-phong-vien-chien-truong-tung-chup-anh-o-ca-hai-mien-viet-nam-thoi-chien
news

Gặp Ishikawa Bunyo - phóng viên chiến trường từng chụp ảnh ở cả hai miền Việt Nam thời chiến

Thứ 2, 04/03/2024 | 18:00:00
1,934 lượt xem

'Với tôi, hòa bình là khi có thể sống một cuộc sống bình thường: đi học, đi làm, đọc sách, làm nông' - cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo nghĩ về chiến tranh khi xưa và hòa bình hôm nay.

Cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo kể với sinh viên Việt Nam về tác nghiệp trong chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh do chính ông chụp - Ảnh: HỒ LAM

Cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo kể với sinh viên Việt Nam về tác nghiệp trong chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh do chính ông chụp - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 4-3, buổi nói chuyện chuyên đề Việt Nam trong mắt cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo diễn ra tại hội trường Văn khoa, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Sự kiện thuộc chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, do khoa báo chí và truyền thông phối hợp khoa Nhật Bản học của trường tổ chức.

Ở chiến trường người ta không nghĩ đến cuộc đời của đối phương

Trong khán phòng đối thoại với sinh viên, cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo chống gậy bước lên sân khấu để bắt đầu cuộc trò chuyện. Ông nói năm nay mình 86 tuổi, nên phải chống gậy để bước đi.

Tuy vậy ông vẫn không quên việc cầm theo chiếc máy ảnh và đi xung quanh khán phòng chụp những khoảnh khắc đáng nhớ của buổi giao lưu.

Ông Ishikawa Bunyo năm nay đã 86 tuổi, chống gậy nhưng vẫn không quên cầm theo vật "bất ly thân" là chiếc máy ảnh - Ảnh: HỒ LAM

Ông Ishikawa Bunyo năm nay đã 86 tuổi, chống gậy nhưng vẫn không quên cầm theo vật "bất ly thân" là chiếc máy ảnh - Ảnh: HỒ LAM

Ông Ishikawa Bunyo đến miền Nam Việt Nam trong vai trò phóng viên ảnh. Ông sống và làm việc tại đây từ đầu năm 1965. Phòng trọ của ông Ishikawa ở Sài Gòn.

"Tôi là một ký giả tự do, tự bỏ chi phí để đi tác nghiệp. Vì không có tiền nên tôi đã mượn một phòng ở nhà của người Việt Nam biết nói tiếng Nhật.

Nhà vệ sinh, phòng tắm dùng chung với gia đình chủ nhà. Tôi xách nước về để tắm. Tiền ăn một tháng là 30 đô la" - ông kể về giai đoạn mới đến Việt Nam.

Phòng trọ của ông Ishikawa ở Sài Gòn - Ảnh: Ishikawa Bunyo

Phòng trọ của ông Ishikawa ở Sài Gòn - Ảnh: Ishikawa Bunyo

Dấu chân của ông đi qua những nơi tàn khốc nhất trong cuộc chiến tranh. Ông đã ghi lại nhiều khoảnh khắc của người dân trong chiến tranh.

Có lần, bắt gặp khoảnh khắc những người lính Mỹ đang cười trước cái chết của những người lính du kích Việt Nam, ông đã chụp lại.

Ông Ishikawa Bunyo bày tỏ suy nghĩ: "Người lính du kích bị giết cũng có cuộc đời, có gia đình của họ. Nhưng ở chiến trường, người ta không nghĩ gì đến cuộc đời của đối phương".

Ông cũng là một trong những phóng viên chiến trường hiếm hoi có thể đến và tác nghiệp được ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam trong chiến tranh.

Hòa bình, sinh mạng là những điều rất quý giá

Chủ đề trong những bức ảnh của ông Ishikawa đa số là con người, đặc biệt là những đứa trẻ.

Lý giải điều này, ông nói: "Trong chiến tranh có rất nhiều người phải nằm xuống. Người lớn hy sinh và họ để lại những đứa bé. Người dân ngày đó thường phải chứng kiến cảnh ai đó trong số những người thân của mình bị thương hoặc ra đi vì chiến tranh.

Nhân dân thời chiến đều có hầm trú ẩn. Người mẹ bị thương ngay trên nắp hầm - Ảnh: Ishikawa Bunyo

Nhân dân thời chiến đều có hầm trú ẩn. Người mẹ bị thương ngay trên nắp hầm - Ảnh: Ishikawa Bunyo

Tôi muốn truyền tải một điều rằng sinh mạng là thứ rất quý giá. Hòa bình cũng vậy.

Với tôi, hòa bình chỉ đơn giản là khi con người ta có thể sống một cuộc sống bình thường như: đi học, đi làm, đọc sách, làm nông...".

Trò chuyện cùng sinh viên Việt Nam, ông Ishikawa bày tỏ: "Người trẻ Việt Nam và Nhật Bản đều nên biết chiến tranh là gì, nó đã từng diễn ra như thế nào. Biết để mà trân quý giá trị của hòa bình hôm nay".

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/gap-ishikawa-bunyo-phong-vien-chien-truong-tung-chup-anh-o-ca-hai-mien-viet-nam-thoi-chien-20240304084945145.htm 

  • Từ khóa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhật kí chiến tranh của người lính trẻ

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ, Phạm Thanh Tâm khi ấy mới ở độ tuổi đôi mươi.
15:47 - 27/04/2024
224 lượt xem

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại

100 tư liệu, hình ảnh về đường Trường Sơn đã được trưng bày tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trong triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ...
16:12 - 26/04/2024
774 lượt xem

Hải Phòng một ngày kêu gọi được 22 tỉ đồng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ

Chỉ trong ngày đầu tiên gặp mặt kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, UBND thành phố Hải Phòng đã nhận được 22 tỉ đồng. Ngân sách...
15:20 - 26/04/2024
818 lượt xem

Thạch nhũ đẹp mê hồn bên trong hang động mới phát hiện tại Quảng Bình

Một hang động mới được phát hiện tại 'vương quốc hang động' Quảng Bình, với hệ thạch nhũ được đánh giá như những tấm thảm đẹp mê hồn.
15:43 - 26/04/2024
815 lượt xem

Bảo vật quốc gia: Hình tượng bảo vật trở thành biểu trưng của bảo tàng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lấy hình tượng vũ nữ Apsara Trà Kiệu trên phù điêu mới được công nhận là bảo vật quốc gia làm biểu trưng. Tuyệt tác điêu...
13:12 - 26/04/2024
881 lượt xem