190
/
118965
Mắc bệnh kỳ quái, cơ bắp chàng trai dần biến thành xương
mac-benh-ky-quai-co-bap-chang-trai-dan-bien-thanh-xuong
news

Mắc bệnh kỳ quái, cơ bắp chàng trai dần biến thành xương

Thứ 6, 29/10/2021 | 16:40:44
2,364 lượt xem

Anh Joey Suchanek mắc một căn bệnh cực kỳ hiếm gặp. Bệnh khiến các cơ và gân trên cơ thể anh dần dần biến thành xương. Điều đáng sợ là căn bệnh này hiện chưa có thuốc trị.

Anh Joey Suchanek, 28 tuổi, ở bang New York (Mỹ) được chẩn đoán mắc chứng Fibrodysplasia Ossificans Progressiva, còn được biết với tên là hội chứng FOP. Đây là căn bệnh di truyền cực kỳ hiếm gặp, theo The Huffington Post.

Anh Joey Suchanek mắc hội chứng FOP khiến cơ bắp biến thành xương SHUTTERSTOCK

Bệnh khiến các mô mềm trong cơ thể, trong đó có gân và cơ bắp, dần dần biến thành xương. Khi Suchanek còn nhỏ, các mô mềm gần xương sườn bắt đầu hóa thành xương. Tình trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của Suchanek, khiến anh bị cong vẹo cột sống nghiêm trọng khi trưởng thành.

Hai cánh tay của anh cũng bắt đầu bị cứng dần do các cơ bắp biến thành xương. Cả 2 cánh tay của anh rất khó để duỗi ra. May mắn là tay phải anh vẫn còn có thể gập lại để làm một số việc cơ bản như chạm vào mặt hay nấu ăn.

FOP là một một căn bệnh kỳ quái. Khi vừa chào đời, những đứa trẻ mắc FOP thường không có triệu chứng gì bất ổn với sức khỏe. Nhưng trong vòng 1 năm đầu đời, các cử động của trẻ dường bị bị căng cứng hoặc không biết bò, tiến sĩ Frederick Kaplan, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh FOP tại Đại học Y Pennsylvania (Mỹ), giải thích.

Từ 2 đến 5 tuổi, khớp xương và một số nơi trên cơ thể người bệnh bỗng xuất hiện các cục u. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch bắt đầu tấn công cơ bắp, gân và dây chằng, dẫn đến các mô này bị phá hủy.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là sự khởi đầu. Thông thường, các mô khi bị phá hủy sẽ trở thành các mô sẹo. Nhưng với người mắc FOP, có sự bất thường gì đó trong hệ miễn dịch đã kích hoạt cơ thể hình thành các tế bào gốc vạn năng mới. Các tế bào này lại liên kết với các mô xung quanh và biến thành xương, tiến sĩ Kaplan giải thích thêm.

Với những người mắc FOP, mô cơ ở nhiều nơi trên cơ thể họ có thể hóa thành xương nhưng mô tim thì không. Bệnh chỉ khiến các buồng tim hẹp lại. Hiện tại, thế giới ghi nhận có khoảng 800 người mắc căn bệnh này, theo The Huffington Post.

Suốt nhiều năm qua, anh Suchanek đã có nhiều nỗ lực nâng cao nhận thức của căn bệnh này. Ngoài ra, anh cũng tham gia nhiều chiến dịch gây quỹ cho các công trình nghiên cứu về FOP với hy vọng có thể tìm ra phương pháp giúp kiểm soát bệnh.

Theo Ngọc Quý/Thanh niên

https://thanhnien.vn/mac-benh-ky-quai-co-bap-chang-trai-dan-bien-thanh-xuong-post1394060.html 

  • Từ khóa

Phát hiện sức mạnh tiềm ẩn của trứng đối với ung thư

Các nhà khoa học vừa tìm thấy một chất dinh dưỡng phổ biến có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u và làm cho thuốc điều trị ung thư hoạt động tốt...
15:59 - 06/05/2024
319 lượt xem

Người Việt ít đi bộ, giới văn phòng chỉ 600 bước/ngày: Do quá bận rộn hay lười vận động?

“Làm ngày 8 tiếng, về nhà còn con cái, cơm nước, làm gì còn thời gian mà tập thể dục” hay “Suốt ngày tăng ca, công việc áp lực, thời gian làm việc không...
15:45 - 06/05/2024
319 lượt xem

Tự uống thuốc chống đông máu, coi chừng lợi bất cập hại

Sau khi có thông tin AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp là hình thành cục máu đông, nhiều người dân hoang...
15:05 - 06/05/2024
350 lượt xem

Trẻ em ôn thi cần ăn thực phẩm gì để bổ não, nhớ lâu?

Các cuộc thi học kỳ, cuối cấp... đang gần đến. Trẻ cần ăn những thực phẩm gì để bổ não, nhớ lâu, có khả năng tập trung học?
11:50 - 06/05/2024
398 lượt xem

Uống sữa lúc nào là tốt nhất để ngừa đau tim, đột quỵ?

Sữa là thực phẩm nổi tiếng giàu canxi, và nhiều người có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ.
09:10 - 06/05/2024
482 lượt xem